Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện cho doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương
Đề tài do TS. Lê Minh Phương và ThS. Phan Văn Công (Sở Công Thương tỉnh Bình Dương) thực hiện nhằm đưa ra giải pháp tiết kiệm năng lượng tổng quát và cụ thể cho doanh nghiệp sản xuất.
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đạt được các kết quả: Xây dựng cơ sở lý thuyết, các giải thuật tiết kiệm
năng lượng và nâng cao chất lượng điện năng bằng các thiết bị bù công suất phản
kháng, có ứng dụng điện tử công suất, bộ biến tần; Thống nhất phương pháp tính
toán tổn hao công suất, trên cơ sở đó tính toán tổng thể tổn hao công suất
trong lưới điện Công nghiệp; Tổng hợp các phương pháp tiết kiệm năng lượng
trong sản xuất; Đề xuất giải pháp tổng quát và thực hiện ứng dụng biến tần cho
các hệ truyền động trong các nhà máy, làm giảm đáng kể tổn hao công suất non
tải và không tải; Đề xuất giải pháp tổn hao công suất trong hệ thống chiếu sáng
công nghiệp theo từng giai đoạn, đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Đề tài ứng dụng thực nghiệm những kết quả nghiên cứu và thực hiện trực
tiếp trên một số nhà máy tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Dương:
-
Nhà máy may mặc: Phụ tải chủ yếu là các máy may sử dụng động cơ không
đồng bộ, vì vậy có thể sử dụng biến tần để điều khiển tiết kiệm năng lượng điện
đến 7%. Phụ tải chiếu sáng chiếm đến 30% công suất toàn nhà máy, nên việc tiết
kiệm năng lượng trong hệ thống chiếu sáng cũng đáng kể, áp dụng giải pháp tiết
kiệm có thể đạt đến 5% công suất toàn nhà máy.
-
Nhà máy chế biến gỗ: 95% phụ tải là độngc ơ không đồng bộ, nên ứng dụng
biến tần điều khiển là xu hướng tất yếu, đảm bảo tiết kiệm năng lượng 15-30%.
Có thể tiết kiệm năng lượng điện đến 30%, do phụ tải của nhà máy chủ yếu là
động cơ như máy hút bụi, máy nén khí, quạt và các máy công nghệ.
-
Nhà máy chế biến thực phẩm: Với các tải chủ yếu là các kho lạnh sử dụng
máy nén khí công suất chiếm 75% công suất tiêu thụ của nhà máy, là nguồn có thể
tiết kiệm năng lượng đáng kể đến 30% công suất nhà máy.
-
Nhà máy sản xuất thép: Phụ tải chính là các lò nấu thép với công suất
rất lớn. Để tiết kiệm được lượng công suất đáng kể phải nghiên cứu cải tiến
công nghệ luyện thép và các lò luyện thép. Vấn đề này vượt quá giới hạn của đề
tài.
Mỗi loại hình nhà máy công nghiệp có quá trình sản xuất và hệ thống cung
cấp điện khác nhau. Chính vì thế, để tiết kiệm năng lượng điện một cách có hiệu
quả cần phải nghiên cứu kỹ quá trình công nghệ của từng nhà máy, sau đó mới
tiến hành áp dụng các giải pháp phức tạp như ứng dụng biến tần, điều khiển tự
động hệ thống máy công nghệ, hệ thống chiếu sáng,…
Kỷ yếu Kết quả NCKH và PTCN tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010