Xây dựng mô hình hầm ủ Biogas cải tiến lấy nhiên liệu chạy máy phát điện cho trại chăn nuôi gia súc
Đề tài do ông Trần Văn Khải (Trung tâm tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương) thực hiện nhằm lựa chọn mô hình Biogas phù hợp, hiệu quả về vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua sử dụng nguồn năng lượng khí sinh học dồi dào chạy máy phát điện, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các trại chăn nuôi.
Mô hình được xây dựng bằng
loại hầm chứa phủ bạt HDPE (2 hầm) với tổng thể tích 2 hầm chứa là 4.848 m3.
Tổng lượng điện sản xuất trong 1 ngày của 2 hầm gần bằng 1.600 kW (hầm 1 có
dung tích 1.020 m3/ 2.100 heo, hầm 2 có dung tích 3.800 m3/4.200
heo. Tuy nhiên, công suất thiết bị điện sử dụng thực tế trung bình chỉ bằng
50%/ngày, chính vì thế, lượng gas dư được được người dân đưa vào phục vụ sinh
hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác nhằm khai thác nguồn năng lượng dư thừa
như hiện nay. Bên cạnh đó, hầm ủ Biogas không những tạo được nguồn nhiên liệu
từ khí sinh học, mà còn tận dụng phân và nước sau khi ủ làm phân bón và tưới
cho cây trồng.
Với những kết quả đạt
được, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiếp tục thực hiện, phổ
biến, chuyển giao công nghệ đến các doanh nghiệp chăn nuôi, sản xuất, chế biến
nhằm tận dụng triệt để nguồn năng lượng khí sinh học có từ chất thải chăn nuôi,
hữu cơ, xử lý nước thải và đồng thời hóp phần bảo vệ môi trường. Trong điều
kiện ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương đã có một số mô hình tổ chức sản xuất chăn
nuôi ứng dụng thành công công nghệ cao. Vì vậy, công nghệ Biogas sử dụng bạt
HDPE có nhiều thuận lợi để phát triển, mang tính khả thi cao và có khả năng được
áp dụng, nhân rộng trong thời gian tới.