Bước đầu chẩn đoán vi rút ấu trùng túi và xoăn cánh trên ong mật Apis mellifera ở Việt Nam bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
Đề tài do các tác giả Phạm Hồng Thái (Trung tâm Nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới, ĐH Nông nghiệp Hà Nội), Hà Viết Cường (Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới, ĐH Nông nghiệp HN), Trần Đình Chiến, Nguyễn Văn Đĩnh, Hà Quang Hùng (Khoa Nông học, ĐH Nông nghiệp HN), Nguyễn Văn Giang (Khoa Công nghệ sinh học, ĐH Nông nghiệp HN) thực hiện nhằm ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để xác định các dạng vi rút ấu trùng túi và xoăn cánh ong làm tiền đề cho việc chẩn đoán sớm, đề xuất biện pháp phòng chống có hiệu quả.
Theo đó, sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử
(RT-PCR) đã xác định được vi rút ấu trùng túi (SBV) trên các mẫu ong tại các
tỉnh miền Bắc Việt Nam. Mẫu ấu trùng tách chiết dễ dàng và hiệu quả phát hiện
SBV cao hơn mẫu ong trưởng thành. Các đoạn nucleotit của SBV ở miền Bắc Việt
Nam có mức đồng nhất khá cao, từ 91%-98% tùy theo từng cặp khi so sánh. Đặc
biệt, gen SBV trên ong Apis cerana ở Việt Nam có sự tương đồng ở mức cao (từ 92
tới 96,9%) với vi rút ấu trùng túi Trung Quốc (Chinesse Sacbrood virus). Các vi
rút phân lập từ miền Bắc Việt Nam đều thuộc chủng CSBV gây hại trên Apis cerana
và SBV trên Apis mellifera có quan hệ di truyền gần với chủng phân lập ở Nepal
và Ấn Độ là 2 chủng khác nhau. Bệnh xoăn cánh của ong thợ trưởng thành là do
DWV (vi rút ấu trùng xoăn cánh) gây ra, có mặt trên đàn ong ngoại ở miền Bắc và
là chủng riêng biệt so với 92 trình tự trên. Đây là dẫn liệu đầu tiên về vi rút
biến dạng cánh ở Việt Nam. Các trình tự của DWV và SBV trong nghiên cứu này
được đăng ký trên GieneBank (ngân hàng gen) với mã số từ HQ616651 đến
HQHQ616656.