Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến năng suất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu được thực hiện bởi TS. Bảo Thạnh, TS. Nguyễn Thị Phương, KS. Bùi Chí Nam, CN. Trần Tuấn Hoàng (Phân viện Khí tượng Thủy văn & Môi trường phía Nam nhằm làm rõ những ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu (BĐKH) đến năng suất lúa ở ĐBSCL theo các nhóm kịch bản ứng với các mốc thời gian 2020, 2050 và 2100.
Báo cáo phân tích sự biến động của năng
suất lúa ứng với Biến đổi khí hậu (BĐKH) theo các mốc thời gian, đồng thời phân tích tác động
của xâm nhập mặn, hạn hán và mực nước biển dâng theo các kịch bản được lựa chọn
phù hợp với các tiểu vùng ở ĐBSCL.
-
Sử dụng mô hình DSSAT để mô phỏng năng suất lúa.
-
Sử dụng mô hình Mike, để mô phỏng mức xâm nhập
mặn và diện ngập.
-
Sử dụng phương pháp GIS.
Trong đó, mô hình DSSAT phân tích thực
nghiệm để mô phỏng năng suất theo mùa vụ và so sánh với năng suất thực tế. Năng suất lúa mô phỏng trên cơ sở
các yếu tố để tạo nên năng suất lúa như: kỹ thuật canh tác, chế độ tưới, bón
phân, giống, thời tiết, đất đai, mùa vụ, thổ nhưỡng. Mô hình DSSAT còn nhiều
ứng dụng khác thông qua các mô đun tính toán riêng biệt mà kết quả của nó còn
có thể sử dụng cho nhiều mục đích nghiên cứu khác, như mô đun thời tiết, mô đun
đất, mô đun có liên quan đến phân tích lợi ích kinh tế, mô đun liên kết với hệ
thống thông tin địa lý (GIS)...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng của
BĐKH đến năng suất lúa bao gồm các yếu tố khí tượng khí hậu, xâm nhập mặn, mực
nước biển dâng và hạn hán, nguy cơ thu hẹp diện tích đất trồng lúa tại ĐBSCL.
Năng suất lúa giảm đáng kể dưới tác động của
BĐKH theo các thời kì. Đến thời kì 2010 năng suất có thể giảm đến 6%, 2050 giảm
đến 15% và 2100 giảm đến 30%.
Đến năm 2020 diện tích trồng lúa giảm còn
khoảng 60% nhưng cũng có vùng năng suất tăng lên, đến 2050 còn 50% và đến 2100
còn 20%.
Kết quả đã cung cấp một cơ sở khoa học cho
việc xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói
riêng; góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và định hướng cho những
biện pháp ứng phó trong bối cảnh tác động trực tiếp của BĐKH đang diễn ra.
Tạp chí Khí tượng Thủy văn, tháng 11/2011