Xây dựng Bản đồ ngập lụt TP. Vĩnh Long trong điều kiện bất lợi
Chuyên đề nghiên cứu do ThS. Trần Quang Minh, TS. Trương Văn Hiếu(Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam) thực hiện nhằm đánh giá lại khả năng gây ngập do mực nước triều ở TP. Vĩnh Long làm tiền đề cho bài toán xác định dòng chảy đô thị trên địa bàn TP. Vĩnh Long.
Tỉnh Vĩnh Long có hệ thống sông rạch chằng chịt. Chế độ thủy văn bị ảnh
hưởng triều biển Đông quanh năm qua các cửa Đại, Tiểu, Hàm Luông, Cổ Chiên; đặc
biệt, vào mùa mưa bị tác động tổ hợp của các yếu tố: lũ thượng nguồn, triều
biển Đông, mưa địa phương. Do vậy, đặc điểm lũ, ngập lụt ở TP. Vĩnh Long là vừa
tạo điều kiện thuận lợi lại vừa gây tổn thất nghiêm trọng cho đời sống, sản
xuất tùy vào mục tiêu sử dụng đất và sự phát triển theo các lĩnh vực khác nhau.
Bằng phương pháp sử dụng mô hình ISIS
kết hợp phần mềm Delta Mapper và địa hình khá chi tiết đã cho kết quả các bản
đồ ngập rất đúng với thực tế.
Qua các bản đồ khả năng ngập do triều của TP. Vĩnh Long với hiện trạng
địa hình năm 2000 có các nhận xét sau:
+ Dưới tác động của triều từ 1,00m – 1,20m diện tích ngập chủ yếu là do
các vùng trồng lúa, các vùng thấp chưa được san lấp.
+ Với mực nước từ 1,20 – 1,40m diện tích ngập trên diện khá rộng và bắt
đầu ảnh hưởng đến khu vực đô thị.
+ Mực nước cao hơn 1,40m diện tích ngập trở nên rất trầm trọng, các vùng
đô thị có thể bị ngập nặng.
Nhìn chung, TP. Vĩnh Long nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của chế độ bán
nhật triều không đều, với kết quả tính toán cho thấy khả năng gây ngập do triều
rất cao. Vì vậy, khi tính toán cho dòng chảy đô thị của TP. Vĩnh Long cần chú
đến các yếu tố ngập do triều là chính và cũng nên xét thêm yếu tố ngập do lũ,
tổ hợp của chúng.
TC Khí tượng Thủy văn, tháng 11/2011