SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

An Giang: Kết quả bước đầu dự án cá sặc rằn huyện An Phú

[16/12/2011 10:41]

Trong khuôn khổ Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015, vừa qua, Phòng Nông nghiệp & PTNT An Phú tổ chức hội thảo sơ kết đánh giá kết quả 1 năm thực hiện dự án cá sặc rằn tại địa bàn huyện An Phú giai đoạn 2011-2013.

Kết quả của mô quả bước đầu đã đạt được một số chỉ tiêu đề ra:

Ứng dụng thành công quy trình sản xuất cá sặc rằn khép kín từ khâu cho sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thịt. Chủ động nguồn cá giống chất lượng cao không lệ thuộc vào sự cung cấp giống từ bên ngoài. Thực hiện chiến lược phát triển thủy sản của tỉnh là phát triển ổn địng và bền vững.

Đa dạng hóa, gia tăng cơ cấu đàn cá nuôi có giá trị kinh tế cao, bảo tồn giống loài tăng tính đa dạng sinh học trong lĩnh vực thủy sản, giảm áp lực cho việc đầu tư nuôi cá tra.

Tạo nguồn nguyên liệu ổn định, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến khô cá, thực hiện tốt chủ trương sản xuất gắn với tiêu thụ và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Về kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ đạt tỉ lệ thành thục 80 - 90%, số lượng cá tham gia sinh sản 70 - 80%, tỉ lệ thụ tinh 80 - 90%, tỉ lệ nở của cá bột 80 -85%. Có 7 hộ tham gia ương nuôi với tổng diện tích là 9.500 m2, mật độ ương 500 - 700 con/m2, sau 3 tháng ương tỉ lệ đạt 20 - 25 % (hao hụt 75 - 80 %), số lượng cá giống thu được 1,1 triệu con với kích cỡ thu được 150 - 200 con/kg. Diện tích nuôi thương phẩm 23.400 m2 với 7 hộ tham gia, mật độ thả nuôi 30 con/m2 , thức ăn viên sử dụng có hàm lượng đạm 30% do Cty Uni-President sản xuất, sau 5 tháng nuôi thương phẩm cá dạt trọng lượng bình quân 45 - 60 g/con.

Qua báo cáo của chủ dự án và các nông dân tham gia thực hiện mô hình dự án, các ngành chức năng của tỉnh đều đánh giá cao kết quả thu được, đồng thời có những lưu ý và cần có những nghiên cứu sâu hơn về mùa vụ sinh sản-ương nuôi, nâng cao chất lượng giống về thể trạng-chất lượng thịt, xác định nhu cần thức ăn về hàm lượng đạm- hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR),… nhằm nâng cao hiệu quả nuôi thương phẩm cũng như chất lượng khô cá được chế biến.

Bên cạnh những kết quả thu được từ dự án, huyện An Phú đã xây dựng được thương hiệu “Khô cá Sặc Rằn” được đăng ký chứng nhận từ năm 2010.

Để việc nuôi cá sặc rằn và chế biến khô phát triển bền vững phải cần có những chủ trương chính sách của tỉnh về đối tượng này, cần có sự gắn kết giữa người nuôi và nhà chế biến. Đây là kết quả bước đầu của dự án nhưng đạt hiệu quả rất cao, là tiềm năng lớn cho ngành thủy sản tỉnh An Giang nói chung và huyện An Phú nói riêng.

Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ