Tập tính di cư của cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) phân bố ở khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Đắc Định, Võ Thành Toàn (Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ) và Trần Thị Thanh Lý (Trường Cao đẳng nghề tỉnh Sóc Trăng) thực hiện.
Nghiên cứu tập tính di cư của cá kèo (Pseudapocryptes
elongatus) được tiến hành ở vùng ven biển thuộc tỉnh Bạc Liêu trong thời gian
một năm tròn, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009. Số lượng di cư của cá kèo được
xác định dựa vào sản lượng (số cá thể) và thời gian khai thác (giờ) của nghề
lưới đáy, thông qua sản lượng trên một đơn vị khai thác, CPUE (số cá thể/miệng
lưới đáy/giờ).
Kết quả cho thấy cá kèo theo thủy triều di
cư ra biển nhiều nhất vào tháng giêng và tháng hai; ngược lại, vào các từ tháng
10 đến tháng 12 có số lượng di cư ít nhất. Cá kèo di cư ra biển mỗi tháng 2 lần
tương ứng với 2 thời kỳ triều lên trong tháng là con nước rằm (15 âl) và con
nước rong (30 âl), trong đó cá di cư với số lượng lớn và thường xuyên hơn trong
thời kỳ con nước rong (30 âl). Về kích cở, chúng bắt đầu di cư ở chiều dài (SL)
116,1 mm và chúng di cư nhiều nhất khi đạt chiều dài SL=147,8 mm. Hầu hết cá di
cư đều chưa đến giai đoạn thành thục sinh dục. Mặc dù nhiệt độ nước biến động
không lớn giữa các tháng. Tuy nhiên, kết quả cho thấy cá di cư nhiều nhất hơn
khi nhiệt độ thấp; ngược lại, cá di cư ít khi nhiệt độ cao hơn. Kết quả cũng
cho thấy cá kèo di cư nhiều hơn vào thời điểm khi mà các yếu tố sinh thái như
độ mặn, lưu tốc dòng chảy và biên độ thủy triều cao hơn.
Tạp chí Khoa học, số 18a/2011, ĐHCT