Phân lập hai hợp chất tinh khiết từ vỏ trái măng cụt (Garcinia mangostana l.) và thử hoạt tính của chúng.
Đề tài do các tác giả Đỗ Thanh Xuân, Trần Văn Quốc (Trường Đại học Cần Thơ), Nguyễn Ngọc Hạnh và Phùng Văn Trung (Viện Công nghệ Hóa học, Viện KH&CN Việt Nam)thực hiện.
Cây Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L., thuộc họ Bứa (Clusiaceae),
là loài cây ăn trái nhiệt đới rất quen thuộc ở Đông Nam Á. Do thích hợp với khí
hậu nóng ấm nên ở Việt Nam
cây Măng cụt được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, một
số ít được trồng ở miền Trung, không thấy trồng ở miền Bắc. (Đỗ Huy Bích và các
tác giả, 2004).
Về tác dụng dược lý, từ lâu trái Măng cụt ngoài hương vị thơm ngon đã
cống hiến nhiều bài thuốc quý. Người Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Phillipines,…
đã dùng vỏ trái Măng cụt trị tiêu chảy, đau bụng, bệnh vàng da, chống viêm, ức chế
dị ứng, kháng vi khuẩn, vi sinh vật, làm
giãn phế quản trong điều trị hen suyễn,… Những nghiên cứu mới nhất cho biết vỏ
trái Măng cụt còn trị được ung thư và kháng HIV, hoạt chất chứa trong vỏ trái
Măng cụt gây độc rất mạnh cho dòng tế bào ung thư gan, ung thư vú SKBR3, ức chế
tế bào ung thư máu HL60 của người. (Yukihiro Akao, Yoshihito Nakagawa, Munekaju
Iinuma and Yoshinori Nozawa, 2008).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ dịch chiết cồn của vỏ trái Măng cụt, hai
hợp chất α-mangostin (VMC1) và γ-mangostin
(VMC2) đã được cô lập. Cấu trúc của các chất được nhận danh bằng các phương
pháp phổ hiện đại như 1H, 13C- NMR, DEPT, HSQC, HMBC và so sánh với tài liệu đã
công bố. Ngoài ra, hoạt tính kháng oxi hóa và kháng khuẩn của VMC1 và VMC2 cũng
được khảo sát.
Tạp chí Khoa học 2011:18a 153-160, trường Đại học Cần Thơ