Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở ĐBSCL
Đề tài do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Nghi (Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ) và Bùi Văn Trịnh (Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
Mục tiêu đề tài nhằm phân tích thực trạng các nguồn lực sẵn có của hộ dân tộc
Chăm và Khmer, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình
quân/người của hộ dân tộc từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập,
ổn định đời sống cho người Chăm và người Khmer.
ĐBSCL là khu vực có nhiều dân tộc khác nhau như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer cùng
chung sống. Trong đó, phải kể đến là dân tộc Chăm tập trung nhiều nhất tỉnh An
Giang và dân tộc Khmer tập trung chủ yếu ở tỉnh Trà Vinh, đây là hai dân tộc có
rất nhiều những đặc điểm nhân chủng riêng, có ngôn ngữ riêng, chữ viết riêng, có
bản sắc văn hoá riêng và việc chọn sinh kế cũng rất phong phú, đa dạng. Do những
điều kiện khách quan lẫn chủ quan nên đời sống kinh tế xã hội của người Chăm và
người K hmer thường không ổn định.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thông qua số liệu điều tra trực tiếp từ 150 hộ Khmer ở tỉnh
Trà Vinh, 90 hộ Chăm ở tỉnh An Giang và áp dụng mô hình phân tích hồi qui tuyến
tính cho thấy, các nhân tố tác động đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc
thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là: trình độ học vấn của chủ hộ,
trình độ học vấn của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo
thu nhập của hộ, độ tuổi của lao động trong hộ và tiếp cận với các chính sách hỗ
trợ. Trong đó, nhân tố số nhân khẩu và độ tuổi của lao động trong hộ tỷ lệ nghịch
với thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc, nhân tố số hoạt động tạo ra thu nhập
của hộ có tác động mạnh nhất đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu
số ở ĐBSCL. Đây cũng là căn cứ khoa học cho các cơ quan ban ngành hữu quan trong
việc hoạch định các chính sách có liên quan đến an sinh xã hội cho người dân tộc
thiểu số ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.