Nghiệm thu đề tài: “Chương trình công nghệ sinh học thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến 2020.”
Đề tài do TS. Trần Nhân Dũng, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Với mục tiêu trước mắt nhằm đáp ứng chương trình phát
triển công nghệ sinh học (CNSH) TP Cần Thơ trong giai doạn hiện nay và tầm nhìn
đến năm 2020, và đồng thời đáp ứng mục tiêu lâu dài: Đẩy mạnh việc chuyển giao
và ứng dụng CNSH nhằm góp phần giải quyết nhiệm vụ kinh tế-xã hội bức xúc hiện
nay của thành phố. Đồng thời tạo cơ hội để phối hợp với các Trung tâm Công nghệ
Sinh học của cả nước và thế giới... Xây dựng tiền đề vững chắc để TP Cần Thơ
trở thành trung tâm công nghệ sinh học của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, (1) TP Cần Thơ có lực
lượng nghiên cứu khoa học chuyên môn cao, kỹ năng chuyên nghiệp. (2) Cơ sở vật
chất phục vụ nghiên cứu ứng dụng CNSH được đánh giá tương đối tốt, nhất là điều
kiện phồng làm việc, phòng thí nghiệm. (3) Sự liên kết phối hợp trong nghiên
cứu ứng dụng CNSH chưa chặt chẽ. (4) TP Cần Thơ có những thuận lợi trong nghiên
cứu ứng dụng CNSH nhưng chưa nhiều, chưa khai thác hết tiềm năng. Những khó
khăn mà Cần Thơ đối mặt là thiếu kinh phí, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu,
trang thiết bị nghiên cứu bị thiếu hoặc lạc hậu và chưa có sự quan tâm, đầu tư
tương xứng với các cơ quan nhà nước. (5) Các lĩnh vực nghiên cưu hiện nay:
trong nông nghiệp, lĩnh vực chọn giống (24,3 %), nhân giống (23,3 %), cây trồng
và chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất (26
%) và kỹ thuật nuôi thủy hải sản (21,4 %); trong công nghệ thực phẩm: lĩnh vực
công nghệ lên men (15,7 %), công nghệ sau thu hoạch (13,3 %), công nghệ protein
enzyme và chế biến thực phẩm truyền thống (đều chiếm 12 %); trong y tế-dược là
lĩnh vực chế tạo thuốc phòng trị bệnh (40%).