Phân lập, nhận diện vi khuẩn tích lũy Polyphosphat từ chất thải trại nuôi bò sữa, chất thải sữa và ứng dụng trong xử nước thải.
Đề tài do nhóm tác giả Bùi Thế Vinh (Nhà máy sữa Vinamilk Cần Thơ), Hà Thanh Toàn (Trường Đại học Cần Thơ) và Cao Ngọc Điệp (Viện Nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
Hiện nay, biện pháp hữu hiệu nhất để xử lý nước thải nói chung và khử photpho ra khỏi
nước thải nói riêng là biện pháp sinh học vì biện pháp sinh học hiệu quả cao và
triệt để hơn so với biện pháp hóa học, đồng thời không gây tái ô nhiễm môi
trường, ngoài ra chi phí đầu tư ít nhất (Chu Thị Thơm et al., 2006). Do đó vấn
đề sử dụng vi sinh vật có ích trong tự nhiên, đặc biệt là vi khuẩn có khả năng
tích lũy poly-P và nghiên cứu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước và
biện pháp sinh học thường dựa vào sự tích lũy photpho nội bào của vi khuẩn sẽ
làm cho lân hòa tan [orthophotphat] trong môi trường giảm và chuyển hóa thành
lân khó tan [poly-P]. Vì vậy việc nghiên cứu, phân lập, nhận diện và ứng dụng
vi khuẩn tích lũy poly-P vào trong xử lý nước thải là rất cần thiết trong tình
hình hiện nay.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ 13 mẫu chất thải từ trại nuôi bò
sữa, trạm thu mua sữa bò, nhà máy sữa, phân lập được 48 dòng vi khuẩn, trong đó
có 15/48 dòng vi khuẩn có khả năng tích lũy polyphosphate (poly-P). Hai dòng vi
khuẩn LV1 (-5,98 ppm) và LV8b (11,61 ppm) có khả năng tích lũy poly-P cao. Kết
quả giải trình tự đoạn 16S rDNA của 2 dòng vi khuẩn LV1 và LV8b cho thấy dòng
LV1 có tỉ lệ tương đồng với vi khuẩn Arthrobacter protophormiae 16S rDNA và
Arthrobacter sp. M1T8B14 16S rDNA là 100% và dòng LV8b có mức tương đồng với vi
khuẩn Bacillus megaterium dòng PPB7 MB7 16S rDNA, dòng PPB5 16S rDNA, dòng
2008724130 16S rDNA là 100%. Ứng dụng hai dòng vi khuẩn LV1 và LV8b vào trong
xử lý nước thải nhân tạo có hàm lượng PO43- [orthophosphate]
ban đầu từ 9 ÷ 11 mg/l, dòng LV1 làm giảm hàm lượng PO43-
xuống còn 1,11 mg/l, dòng LV8b làm giảm hàm lượng PO43- xuống còn 3,42 mg/l, hai dòng kết hợp làm giảm
hàm lượng PO43- xuống còn 2,38 mg/l sau 3 ngày xử lý.
Tóm lược theo Tạp chí Khoa học 2011:18a, trường Đại học Cần Thơ