Cân bằng hóa học và tình trạng dinh dưỡng K, Ca, Mg, Mn đối với lúa của 6 biểu loại đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đề tài do nhóm tác giả Trần Kim Tính và Lê Văn Khoa (Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
Đề tài được thực hiện nhằm để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng của K, Ca, Mg và Mn, đề tài được thực hiện để phân tích và
tính tóan tình trạng cân bằng khoáng trong đất so với các khoáng tham gia điều
tiết lượng dinh dưỡng có trong dung dịch đất.
Kết quả cho thấy K không được các khoáng
điều tiết. Đất Cai Lậy có đến 20% sét là illite, qua kết quả trong nghiên cứu
này không cho thấy illite tham gia điều tiết K trong đất. Điều này cho thấy
K-bị cố định trở lại là rất lớn trong đất. K hòa tan trong đất gần nhất đối với
khoáng Soil-K, độ lệch của lượng K hòa tan và Soik-K thay đổi tùy theo loại đất
và thay đổi theo thứ tự tăng dần: đất Cai Lậy < đất Vĩnh Mỹ < đất Vĩnh
Nguơn = đất Cầu Kè < đất Tịnh Biên < đất Mộc Hóa; đối với Ca: đất Cai Lậy
# đất Vĩnh Nguơn < đất Vĩnh Mỹ < đất Tịnh Biên < đất Cầu Kè < đất
Mộc Hóa; đối với Mg: đất Cai Lậy < đất Vĩnh Nguơn # đất Vĩnh Mỹ < đất Cầu
Kè < đất Tịnh Biên < đất Mộc Hóa và đối với Mn: Cai Lậy > Vĩnh Mỹ = Vĩnh
Nguơn > Cầu Kè = Tịnh Biên > Mộc Hóa. Cách phân cấp này cũng tượng tự như
phân cấp theo CEC, tuy nhiên nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trong đất cho
thấy tiếp cận mới trong nghiên cứu khả năng cung cấp chất dinh dưỡng từ đất. Dùng
phương pháp cân bằng khoáng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong 6 biểu loại
đất cho cây lúa đối với K, Ca, Mg và Mn có thể dùng để đánh giá nguồn cung cấp
dinh dưỡng của đất. Trong 6 phẩu diện khảo sát, cách đánh giá theo cân bằng hóa
học khá thống nhất so với đánh giá theo CEC. Nó có thể cho phép chúng ta tiếp
cận cách đánh giá định lượng đối với phì nhiêu đất, để việc đánh giá thống nhất
hơn.
Tạp chí Khoa học 2011:18a,Trường Đại học Cần Thơ