Xây dựng mô hình nuôi thủy sản trong mương vườn tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ.
Chủ nhiệm dự án: BS.Võ Hoàng Nhung; Cơ quan chủ trì: Phòng Công-Thương-Khoa học và Môi trường huyện Châu Thành A, tỉnh Cần thơ; cơ quan chuyển giao công nghệ: Khoa Thủy sản (ĐHCT); Thời gian thực hiện: 2000 - 2002
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Thạnh Xuân thuộc
huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ có diện tích đất tự nhiên 2.162ha, trong đó
đất thổ cư 72ha, đất canh tác lúa 1.376ha và đất làm vườn 714 ha. Riêng diện
tích mặt nước có khả năng sử dụng cho hoạt động nuôi thủy sản chiếm khoảng
33,5ha. Thu nhập chủ yếu của người dân là vườn cây ăn trái đã mang lại lợi
nhuận khá cao. Thế nhưng trong những năm gần đây, thu nhập của người dân bị
giảm sút do trái cây mất giá, vườn cây trái bị bệnh nên năng suất giảm, vì vậy
đời sống của người dân gặp khó khăn và thiếu vốn để tái sản xuất. Để khắc phục
những hạn chế này, một số hộ đã mạnh dạn đầu tư cải tạo, chuyển đổi phương thức
sản xuất, nhằm khai thác hiệu quả diện tích đất, nước để nuôi tôm, cá mà nông
hộ hiện có để góp phần cải thiện và ổn định điều kiện thu nhập đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt của nông hộ. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi phương thức sản
xuất thông qua nuôi thủy sản, do nông hộ chưa được trang bị kiến thức kỹ thuật
ứng dụng nuôi, khai thác hiệu quả diện tích mặt nước trong nương vườn nên năng
suất và sản lượng thu hoạch tôm cá nuôi vẫn còn nhiều hạn chế.
II. MỤC TIÊU, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
1.
Mục tiêu:
Ứng dụng những tiến bộ
kỹ thuật của nghề nuôi thủy sản, tạo điều kiện cho người dân hiểu rõ, xây dựng
và thực hiện tốt mô hình sản xuất thủy sản kết hợp trên cơ sở tận dụng diện
tích mặt nước hữu ích trong mương vườn, góp phần nâng cao năng suất tôm, cá
nuôi, đồng thời cải thiện điều kiện thu nhập cho nông hộ trong vùng.
2.
Nội dung:
- Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm-cá cho các
nông hộ tham gia dự án.
- Khảo sát một số chỉ tiêu thủy hóa trong
hệ thống mương vườn nuôi tôm-cá.
- Đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống
và năng suất tôm-cá nuôi trong các mô hình.
- Phân tích hiệu quả kinh tế mang lại từ
mô hình nuôi.
3. Vật liệu và phương pháp:
a) Vật liệu:
+ Hệ thống mương vườn 20
nông hộ với tổng diện tích là 37.750m2. Trong đó 3 nông hộ thực hiện
mô hình nuôi tôm, chiếm diện tích 11.500m2 ; 2 nông hộ nuôi thâm
canh và 15 nông hộ nuôi cá ghép trong mương vườn 26.250m2.
+ Hệ thống sục khí.
+ Máy ép thức ăn.
+ Máy bơm nước.
+ Vôi bột (CaCO3)
+Tôm, cá giống (tôm càng
xanh, cá Sặc rằn, cá Tai tượng, cá Hường, cá Trê lai, cá Tra, cá Rô đồng).
b) Phương pháp:
- Khảo sát hiện trạng
sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thực tế và xác định
nông hộ tham gia hoạt động cùng với
dự án.
- Tập huấn kỹ thuật
trước khi tiến hành thực nghiệm nuôi.
- Thẩm định kết quả của
sự chuẩn bị mô hình nuôi trước khi thả giống.
- Thực nghiệm thả giống
tôm, cá cho các nông hộ.
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO
LUẬN
1. Tập huấn chuyển giao qui trình kỹ thuật nuôi và hội thảo:
Tổ
chức huấn luyện, đào tạo 2 cán bộ kỹ thuật và 20 nông dân tham gia dự án, với
những nội dung kỹ thuật sau:
-
Kỹ
thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn;
-
Kỹ
thuật nuôi cá trong mương vườn;
-
Kỹ
thuật khai thác mô hình sản xuất kết hợp VAC và VAC-B;
-
Kỹ
thuật trồng rau sạch qui mô nông hộ;
-
Kỹ
thuật chăn nuôi heo;
-
Kỹ
thuật chế biến thức ăn cho tôm, cá nuôi;
-
Kỹ
thuật đo đạc và phương pháp thẩm định, xử lý một số chỉ tiêu về chất lượng nước
trong hệ thống nuôi (oxy, pH nước, nhiệt độ nước và độ trong).
Qua
tập huấn các hộ đã tiếp thu và thực hiện các yêu cầu của nội dung tập huấn mà
dự án đề nghị triển khai với mô hình nuôi thủy sản gắn liền với điều kiện của
nông hộ góp phần nâng cao năng suất và lợi nhuận.
2. Mô hình nuôi:
a)
Đặc điểm môi trường nước
trong các mô hình nuôi
- Yếu tố thủy lý:
Kết
quả khảo sát cho thấy các yếu tố thủy lý trong các mô hình nuôi tôm-cá trong hệ
thống mương vườn tại ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành dao động trong
khoảng cho phép các loài tôm, cá nuôi phát triển tốt, cụ thể: nhiệt độ 28-31.5oC,
độ trong 14-30cm, pH 6,5-7,5. Các yếu tố này phù hợp với các nghiên cứu trước
đây về yếu tố thủy lý trong mô hình nuôi những giống loài tôm, cá (Xuân
&CTV, 1994).
- Yếu tố thủy hóa
Hàm lượng oxygen (ppm)
trong các mô hình nuôi ở hệ thống mương vườn biến động khác biệt nhau rất rõ.
Đối với mô hình nuôi tôm càng xanh có hàm lượng oxygen tương đối thấp (2,8 -4,7
ppm), mô hình nuôi cá thâm canh (tra, trê lai) oxygen rất thấp (1,6-3,5 ppm) và
mô hình nuôi cá ghép có hàm lượng oxygen dao động từ 3,4 - 4,4 ppm. Kết quả cho
thấy mật độ cá thả nuôi cao đòi hỏi hàm lượng DOppm (oxy hòa tan) cao trong các
hệ thống nuôi thâm canh, đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự giảm thấp về hàm
lượng oxygen trong mô hình.
b) Năng suất sản phẩm tôm, cá
nuôi trong các mô hình
-
Mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn
Kết quả được trình bày ở
bảng 1.
Bảng 1: Năng suất nuôi tôm càng xanh trong mương vườn
Nông hộ
|
Năng suất tôm càng xanh
|
|
Kg/mương
|
Kg/ha
|
Nguyễn
Hồng Nam (1)
|
46
|
1437,5
|
Cao
Vũ Hiền (2)
|
42
|
1167
|
Nguyễn
Hữu Phước (3)
|
42
|
1400
|
Nếu so sánh với chỉ tiêu
năng suất phấn đấu 1,7 tấn/ha thì giá trị này chưa đạt. Có thể nói, những nhân
tố chính ảnh hưởng đến sự sụt giảm năng suất tôm nuôi là do cải tạo mương vườn
trước khi thả nuôi không triệt để, các loài các tạp, cá dữ còn rất nhiều trong
hệ thống nuôi, quá trình chăm sóc và quản lý hệ thống nuôi với nguồn, số lượng
và chất lượng thức ăn không ổn định, khẩu phần ăn thường thấp.
Lợi nhuận thu được từ
1.710.000 đến 2.400.000đ/diện tích mương, hiệu suất đồng vốn đạt 1,75 - 2,09.
- Mô hình nuôi cá
thâm canh
Kết quả thực nghiệm với
2 nông hộ nuôi cá thâm canh (tra và trê lai): mô hình nuôi cá Trê lai đạt tốc
độ tăng trưởng và năng suất cao (106.000kg/ha), lợi nhuận 48.000.000đồng/1500m2,
hiệu suất đồng vốn 1,98; trong khi đó mô hình nuôi cá Tra đạt 80.000kg/ha, lợi
nhuận 29.920.000 đồng/1500m2 và hiệu suất đồng vốn là 1.33. Với kết
quả khả quan, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất mô hình này là điểm rất đáng được
quan tâm và khẳng định mở rộng diện tích nuôi, tạo điều kiện cho nhiều nông hộ
khác trong vùng tham quan và học tập.
- Mô hình nuôi cá thả
ghép trong mương vườn
Kết
quả thực nghiệm cho thấy qua bảng 2, tỷ lệ sống của các loài cá thả nuôi trong
mô hình đạt được khá khả quan, rất phù hợp với đặc tính sinh học sinh thái học
của các loài cá được lựa nuôi. Năng suất cá nuôi đạt được dao động từ
2.736-7.334kg/ha. Lợi nhuận 9.893.000đ/ha và hiệu suất đồng vốn là 1,24. Từ các kết quả thu được cho thấy, trong quá
trình nuôi việc cải tạo thật cẩn thận hệ thống mương vườn với biện pháp diệt cá
dữ, cá tạp, sên vét lớp bùn đáy ao nuôi, kết hợp bón vôi 10kg/100m2
là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến tỷ lệ sống của cá nuôi trong mô hình.
Mặt khác hoạt động chăm sóc, quản lý và vận hành hệ thống nuôi với việc cung
cấp đầy đủ lượng thức ăn mỗi ngày với chất lượng phù hợp theo các giai đoạn
phát triển, thông qua sự điều chỉnh hoạt động của túi ủ biogas tốt cũng là yếu
tố tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng của các loài cá.
Bảng 2: Tỷ lệ sống và năng suất
cá nuôi ghép trong mô hình sản xuất kết hợp
trong hệ
thống mương vườn
|
Năng
suất cá nuôi (kg/diện tích nuôi
|
Hộ
|
Sặc rằn
|
Tai Tượng
|
Hường
|
Tra
|
Rô đồng
|
|
|
|
%
|
kg
|
%
|
kg
|
%
|
kg
|
%
|
kg
|
%
|
kg
|
kg/mương
|
Kg/ha
|
1
|
-
|
-
|
85
|
700
|
-
|
|
|
|
90
|
50
|
750
|
5000
|
2
|
-
|
-
|
72
|
120
|
90
|
|
|
|
|
|
150
|
3334
|
3
|
50
|
70
|
58
|
140
|
-
|
|
|
|
82
|
50
|
260
|
2736
|
4
|
65
|
70
|
72
|
140
|
-
|
|
|
|
89
|
40
|
420
|
3500
|
5
|
-
|
-
|
75
|
100
|
-
|
|
|
|
90
|
120
|
220
|
4400
|
6
|
72
|
160
|
80
|
300
|
82
|
|
|
|
|
|
505
|
4208
|
7
|
-
|
-
|
85
|
320
|
-
|
|
|
|
86
|
80
|
400
|
4705
|
8
|
68
|
150
|
75
|
360
|
-
|
|
|
|
82
|
60
|
570
|
4750
|
9
|
70
|
140
|
82
|
500
|
-
|
|
|
|
75
|
450
|
790
|
5267
|
10
|
-
|
-
|
64
|
250
|
-
|
|
80
|
200
|
|
|
450
|
3750
|
11
|
65
|
80
|
72
|
400
|
-
|
|
85
|
300
|
|
|
780
|
5200
|
12
|
67
|
80
|
79
|
150
|
80
|
30
|
|
|
|
|
260
|
3714
|
13
|
-
|
-
|
80
|
300
|
-
|
|
84
|
500
|
90
|
300
|
1100
|
7334
|
14
|
72
|
170
|
78
|
350
|
-
|
|
82
|
200
|
|
|
720
|
4800
|
15
|
76
|
60
|
72
|
300
|
85
|
40
|
|
|
|
|
400
|
4597
|
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
1. Kết luận:
Qua
thời gian thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh, nuôi cá thâm canh và
nuôi cá ghép trong mương vườn tại ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành
A, tỉnh Cần Thơ có một số kết luận như sau:
Các
yếu tố môi trường nước như nhiệt độ (28,5 – 31,5oC), pH (6,5 -7,5),
độ trong (14 -30cm) và oxygen (1,6 - 4,7ppm) trong hệ thống mương vườn hoàn
toàn thích hợp để nuôi các giống tôm, cá.
-
Sự tăng trưởng của tôm, cá nuôi trong hệ thống mương vườn sau 6 tháng, đã khẳng
định và đánh giá việc tận dụng mặt nước trong mương vườn để phát triển nghề
nuôi thủy sản sẽ góp phần tích cực vào hoạt động chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa
vật nuôi cây trồng, đồng thời xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.
-
Năng suất tôm cá nuôi trong các mô hình đạt được đối với Tôm càng xanh:
1.2-1,45 tấn/ha, cá tra và cá trê thâm canh: 80 - 106 tấn/ha, cá nuôi ghép:
2,736 - 7,334 tấn/ha. Với kết quả này và thông qua quá trình tiếp tục thực
nghiệm và phát triển nuôi mở rộng, trên cơ sở khắc phục các nhược điểm trong
quá trình chuẩn bị và quản lý hệ thống nuôi tốt hơn và chủ động hơn, chắc chắn
rằng tỷ lệ sống và năng suất tôm cá nuôi trong các mô hình sản xuất kết hợp này
sẽ được nâng cao, lợi nhuận được cải thiện, góp phần tích cực việc ổn định đời
sống của người dân trong vùng.
2.
Kiến nghị:
-
Tăng cường biện pháp kỹ thuật và giám sát mô hình nuôi của nông hộ thông quan
đội ngũ kỹ thuật nông nghiệp của địa phương.
-
Kinh phí hỗ trợ vốn xây dựng mô hình cần xúc tiến đồng bộ và kịp thời với tiến
trình chuẩn bị xây dựng mô hình và thực nghiệm nuôi mà nông hộ tham gia, để tạo
điều kiện thuận lợi cho nông hộ chủ động thực hiện đúng với các yêu cầu kỹ
thuật đề ra của qui trình công nghệ.
-
Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi cho các địa phương khác trong tỉnh,
góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân ở vùng nông
thôn.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ