SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh tại tỉnh Cần Thơ

[23/12/2011 20:45]

Chủ nhiệm: Ths.Hà Văn Trường; Cơ quan chủ trì: Trung tâm Giống nông nghiệp; Cơ quan phối hợp: Trung tâm Khuyến nông và các Trạm Khuyến nông; Thời gian thực hiện: 2001 – 2003.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỉnh Cần Thơ trong năm 2000 có khoảng 200 ha nuôi tôm càng xanh (TCX) với các loại mô hình khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tôm giống tự nhiên ngày càng khan hiếm, chất lượng không bảo đảm với nhu cầu  từ 30-50 triệu tôm bột cho nhu cầu nuôi TCX. Tại Cần Thơ đã có khoảng 20 trại tôm tư nhân đang sản xuất theo quy trình nước xanh của Đại học Cần Thơ và 01 trại tôm Long Mỹ sản xuất theo quy trình nước trong. Trước tình hình khan hiếm con giống, việc chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ trong sản xuất giống TCX cho người dân là nhu cầu bức thiết hiện nay. Ngoài việc chuyển giao quy trình nước xanh thì vấn đề chuyển giao quy trình nước trong cho người dân là cần thiết. Hai quy trình này sẽ bổ khuyết nhau trong thực tiễn sản xuất.

II.MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1.Mục tiêu

- Chuyển giao công nghệ sản xuất tôm càng xanh tại trại tôm Long Mỹ cho 20 hộ dân.

- Xây dựng 10 trại sản xuất giống TCX quy mô nhỏ và vừa bằng quy trình “nước trong-hệ hở”.

- Đào tạo 20 cán bộ kỹ thuật và 40 kỹ thuật viên, công nhân sản xuất giống tôm.

2.Nội dung:

            - Chuyển giao quy trình sản xuất giống TCX “nước trong-hệ hở” cho 20 hộ với nội dung: tập huấn lý thuyết, thực hành tại trại tôm Long Mỹ..

            - Nội dung hoạt động:

                        + Xây dựng 10 trại tư nhân được chọn từ 20 hộ trên để sản xuất TCX bằng quy trình nước trong, với vốn đầu tư trang thiết bị và nguyên liệu là 30 triệu đồng/trại. Các trại tiến hành sản xuất dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia nhằm giải quyết các trở ngại trong sản xuất.

                        + Đào tạo 40 kỹ thuật viên: các kỹ thuật viên sẽ phục vụ cho hoạt động sản xuất của các trại.

3. Phương pháp thực hiện:

            Giải pháp công nghệ: chuyển giao quy trình “nước trong-hệ hở” thay 10-50% nước mặn/ngày. Sử dụng “nước ót” pha ra độ mặn thích hợp theo yêu cầu kỹ thuật.

Giải pháp tổ chức, chỉ đạo:

- Lựa chọn và xây dựng lực lượng cán bộ kỹ thuật chọn 20 hộ nông dân tham gia dự án:  là những người có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, có kinh nghiệm trong sản xuất giống nhân tạo có vốn đối ứng là 30 triệu đồng và điều kiện cơ sở đáp ứng quy trình sản xuất.

-Tổ chức thực hiện:

+ Chọn hộ

+ Chuyển giao công nghệ tại trại tôm giống Long Mỹ.

+ Đầu tư xây dựng 10 trại sản xuất quy mô nhỏ  theo hướng dẫn của đơn vị chuyển giao.

III. KẾT QUẢ

1.Kết quả đạt được của quá trình chuyển giao:

- Chuyển giao quy trình “nước trong-hệ hở” tại trại tôm Long Mỹ có 20 hộ tham gia được tập huấn sản xuất giống tôm càng xanh có đủ khả năng, năng lực tiếp thu quy trình và thực hành tại trại đã ương nuôi 420.000 con tôm ấu trùng lên tôm post là 145.800 con tỷ lệ sống là 34,71%.

- Xây dựng được quy trình “Nước trong-hệ hở” phù hợp với địa bàn phạm vi của dự án.

2. Kết quả đạt được của 10 trại sản xuất :

Sau thời gian đầu tư xây dựng cơ bản 10 trại đã tiến hành sản xuất giống tôm càng xanh đạt tiêu chuẩn, cung cấp cho thị trường là 7.990.000 con tôm post 15, đạt tỷ lệ sống từ  7-24,1% với doanh thu của 10 trại từ 15 triệu đồng/trại -180 triệu đồng/trại với số tiền lời từ 3 triệu đồng/trại - 129 triệuđồng/trại.

            3. Kết quả về mặt xã hội:

            - Cung cấp con giống có chất lượng cho người nuôi trong tỉnh và các vùng lân cận.

            -Tạo thêm việc làm cho người lao động qua việc gia tăng diện tích nuôi tôm là 160 ha.

IV.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

            1. Kết luận:

            - Dự án đưa tiến bộ khoa học bằng chuyển giao quy trình sản xuất giống tôm càng xanh cho người dân hoàn toàn phù hợp và đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.

            - Có sự kết hợp tốt giữa đơn vị chuyển giao công nghệ và các đơn vị tiếp nhận công nghệ, đã sản xuất được 7.959.000 con tôm post 15. Tuy nhiên, kết quả sản xuất của 10 trại tôm chưa đạt theo mục tiêu đã đề ra. Một số trại đã tự chuyển sang qui trình nước xanh cải tiến.

            2. Kiến nghị:

            - Cần tiếp tục đầu tư, hỗ trợ vốn và có thu hồi cho các chủ hộ để họ chủ động sản xuất con giống và nuôi tôm bố mẹ.

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ