SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu chọn tạo giống cây cho các cây trồng cạn (bắp, đậu xanh, đậu nành) có năng suất cao, kháng sâu bệnh.

[23/12/2011 21:14]

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Bùi Chí Bửu; Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL ; Thời gian thực hiện: 2002 – 2004.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bên cạnh cây lúa được trồng lâu đời, người nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay đang quan tâm đến các cây trồng cạn. Đậu nành, đậu xanh, bắp, mè... là những cây đang chú ý trong những năm gần đây.

Để đáp ứng yêu cầu về giống của những cây trồng  trên, Viện Lúa ĐBSCL đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cần Thơ (cũ) nghiên cứu đề tài: “Chọn tạo giống cho các cây trồng cạn (đậu nành,đậu xanh, bắp) có năng suất cao kháng sâu bệnh”.

II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu:

- Điều tra và sưu tập nguồn gen cây trồng cạn như đậu nành, đậu xanh và bắp.

- Phân tích và phân nhóm di truyền.

- Chọn và khảo nghiệm đồng ruộng để chọn một giống đậu nành, một giống đậu xanh và một giống bắp có năng suất cao (2,8 tấn/ha cho cây đậu nành và đậu xanh, 8 tấn/ha cho cây bắp) giống kháng sâu bệnh và cung cấp một đến hai giống mới cho tỉnh Cần Thơ (cũ).

2. Nội dung:

- Điều tra và sưu tập nguồn gen cây trồng cạn trong nông dân

- Phân tích PCR để đánh giá nguồn gen và lưu trữ và duy trì vật liệu quí cho tỉnh.

- Nghiên cứu vật liệu lai và tiến hành lai tạo các giống cây trồng cạn.

- So sánh và khảo nghiệm và chọn lọc các giống có phẩm chất tốt, năng suất cao phù hợp từng vùng sinh thái.

III. KẾT QUẢ

Nghiên cứu chọn giống đậu nành:

- Tình hình điều tra trong dân: qua điều tra 200 hộ nông dân cho thấy, cơ cấu giống đậu nành trong dân không nhiều: đối với giống địa phương có giống Nam Vang, Da Bò. Giống cao sản có giống MTL 176 và nhiều giống khác mua tại chợ không biết nguồn gốc. Diện tích đậu nành được trồng nhiều ở Ô Môn, Thốt Nốt và một ít ở Châu Thành. Đậu nành được trồng đủ chân đất: ruộng, bờ vùng bờ thửa, cát, cát pha, đất thịt... và thường được trồng hai vụ chính Đông Xuân và Thu Đông.

- Đa dạng hóa nguồn gen: phân nhóm di truyền thông qua marker phân tử RAPD và qua kiểu hình.

- Chọn giống: đậu nành có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với xen canh như OMND 1. Năng suất cao có MTL 176. Giống AK 05 năng suất cũng cao, tuy nhiên năng suất chỉ cao khi trồng trên bờ, khi đưa xuống ruộng năng suất thấp hơn. Tỉ lệ proein cao có giống OMDN 1, MTL 176. Hai giống này canh tác dễ, phù hợp cả hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Các dòng có triển vọng như OMDN 41, OMDN 35, OMDN 14... tiếp tục theo dõi trong các vụ sau.

- Khảo nghiệm các điểm: 5 giống có năng suất tương đối được đưa vào khảo nghiệm  tại 6 điểm: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Viện Lúa ĐBSCL là giống Nam Vang, DT 93, MTL 176, AK 05 và OMDN1. Kết quả được ghi nhận ở bảng 1 giống thích nghị với điều kiện môi trường là giống OMDN 1, giống  MTL 176 cho năng suất cao ổn định và giống không ổn định là giống AK 05.

Bảng 1: Năng suất khảo nghiệm qua các điểm trong vụ ĐX 2003          Đơn vị tính: tấn/ha

Giống

Phụng Hiệp

Ô Môn

Châu Thành

Long Mỹ

Thốt Nốt

Viện Lúa

Trung bình

Nam Vang

2,3

2,3

3,1

2,4

1,8

2,4

2,4

ĐT3

2,0

2,0

3,0

2,5

2,0

2,3

2,3

MTL176

1,8

2,5

2,8

2,3

2,1

2,3

2,1

AK05

2,0

2,6

2,4

2,7

1,9

2,3

2,4

OMDN1

2,3

3,1

2,6

2,4

1,7

2,4

2,5

LSD 0.05

2,08

2,5

2,,78

2,5

1,9

2,3

 

iJ

0,12

0,24

0,00

0,78

-0,23

 

 

iJ: môi trường

- Tình hình sâu bệnh : qua phân tích các giống đậu nành được kiểm tra trong nhà lưới liên tục 4 vụ nhận thấy các giống thường nhiễm sâu đục thân. Một số bệnh như than, héo lá chưa ghi nhận ở các giống trên.

1.      Nghiên cứu chọn giống đậu Xanh:

- Cơ cấu giống trong nông dân cũng giống như cây đậu nành. Một số giống không biết nguồn gốc do mua ở chợ. Đậu xanh không trồng dưới ruộng mà chủ yếu trồng trên bờ vùng bờ thửa dọc ranh giới của ruộng hoặc bờ mẫu của ruộng lúa. Do không ổn định sản xuất giống nên năng suất bấp bênh.

- Đa dạng hóa nguồn gen: cây đậu xanh cũng được chú ý thông qua marker phân tử RAPD. Tuy nhiên, do diệp lục trong lá cao nên tỉ lệ DNA không cao khó tách được các allete đa hình hơn đậu nành.

-Chọn giống: đối với giống đậu xanh có hơi đặc thù là trồng trên bờ vùng thửa nhiều hơn, dễ canh tác. Nhưng có nhược điểm sâu đục trái. Hai giống có tỉ lệ protein cao là giống OMX2 và V 91-15. Tuy nhiên, hạt có màu xanh mốc là giống OMX 1, hạt đẹp, năng suất thấp hơn giống OMX2.

- Khảo nghiệm năng suất các giống đậu xanh:

Trong vụ Đông Xuân 2003, thử nghiệm trên địa bàn tỉnh Cần Thơ tại 6 điểm Phụng Hiệp, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Thốt Nốt và Viện lúa ĐBSCL. Kết quả cho thấy: giống cho năng suất cao nhất là giống MT 89-E 3 đạt năng suất cao nhất 2,63 tấn/ha. Điểm cho năng suất cao nhất là  Phụng Hiệp > Châu Thành> Ô Môn> Long Mỹ > Viện Lúa > Thốt Nốt.  Hầu hết các giống tương tác môi trường rất lớn.

Bảng 2: Năng suất các giống đậu xanh trồng khảo nghiệm vụ Đông Xuân 2003 Đơn vị tính: tấn/ha

Giống

Phụng Hiệp

Ô Môn

Châu Thành

Long Mỹ

Thốt Nốt

Viện Lúa

Trung bình

OMX1

2,8

2,1

2,9

2,5

2,0

2,3

2,35

OMX2

3,1

3,0

2,6

2,6

2,1

2,5

2,52

OMX5

3,2

2,3

2,9

2,4

2,3

2,4

2,42

MT89-E 3

3,0

2,4

2,9

2,3

2,9

2,6

2,63

V91-15

2,8

2,8

2,7

2,5

2,5

2,5

2,52

Trung bình

2,9a

2,5c

2,7b

2,4d

2,3e

2,4d

 

iJ

0,1

0,67

0,23

0,67

1,0

0,78

 

iJ: môi trường

- Tình hình sâu bệnh: qua theo dõi 3 vụ ĐX, TĐ và HT cho thấy các giống đậu xanh nhiều sâu, đặc biệt là sâu cắn lá và sâu đục trái. Do số giống còn ít nên chưa phát hiện được bệnh.

2.      Bắp:

- Điều tra trong dân: các giống trồng phổ biến là giống Nếp, Dẽo hoặc Nù.

- Nghiên cứu di truyền: cho thấy bước đầu phân nhóm kiểu hình và kiểu gen trên các quần thể Nếp và Nù. Vì hai giống này đang phân ly rất mạnh.

- Chọn giống bắp: bộ lai dialle được thiết lập với 49 cặp lai và chọn ra được 10 tổ hợp đẹp. Hiệu quả chọn lọc và có hệ số di truyền cao trên tính trạng cao cây và  cao bắp.

- Khảo nghiệm các giống bắp:

+ Trên hầu hết các tổ hợp có thời gian sinh trưởng khoảng 10 tuần.

+ Các giống bắp khảo sát vụ HT 2003 có năng suất trung bình đạt 3,43 tấn/ha. Một số giống có phẩm chất ngọt và dẽo được đánh giá cao nhất như OMB6, OMB9, OMB25, OMB8, OM B4 và được chọn lọc để khảo nghiệm tại các huyện.

+  Giống bắp lai có hai  giống có dạng hình tốt, cứng cây và năng suất cao OMB 96 LQ 2000 và OMB 97 đang tiếp tục chọn để thuần bố mẹ chủ động sản xuất hạt lai cung cấp nhu cầu cho nông dân trồng bắp.

- Tình hình sâu bệnh trên cây bắp: giống như cây trồng cạn khác, cây bắp thường bị nhiễm bệnh héo lá. Bệnh này thường gặp ở một số giống tuy không phổ biến. Riêng đối với sâu đục thân và trái ghi nhận hầu hết các giống đều nhiễm bệnh sâu đục trái đặc biệt là giống bắp ăn trái như bắp nếp, bắp dẻo. Đối với bắp lai cũng phát hiện sâu đục trái nhưng nhiều giống nhiễm sâu đục thân nặng hơn.

IV. ĐỀ NGHỊ:

Đề tài thực hiện ở giai đoạn 1, do đó cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề có liên quan như:

- Để phát triển các giống cây trồng cạn cần hoàn thiện các khâu: giống, sâu bệnh, kỹ thuật canh tác.

- Tiếp tục trồng và đánh giá các vụ tiếp theo để khảo sát tính ổn định của giống được chọn về phẩm chất cũng như năng suất các dòng còn lại.

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ