Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộKHKT để giảm chi phí sản xuất lúa tại xã Thới Long, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ.
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Minh Thông và TS. Dương Văn Chính; Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ; Cơ quan chuyển giao công nghệ: Viện Lúa ĐBSCL; Thời gian thực hiện: 2001 - 2002.
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc
đưa các tiến bộ khoa học vào các vùng nông thôn để giảm chi phí sản xuất lúa,
tăng lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cải thiện đời sống nông
thôn và tăng thu nhập cho nông dân theo xu hướng bền vững là một trong những
yếu tố góp phần phát triển kinh tế.
Xã Thới
Long là một trong những xã nghèo của huyện Ô Môn (tổng số hộ nghèo chiếm 23%)
nhưng qua kết quả điều tra bước đầu về kinh tế - xã hội cho thấy đây là một nơi
có tiềm năng và thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp nhưng chưa được khơi dậy
bằng các giải pháp thích hợp, nhất là giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ.
Chính vì vậy, việc chọn xã Thới Long, huyện Ô Môn, tỉnh
Cần Thơ để xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để qua đó
nhân rộng ra các địa phương khác trong vùng là một việc làm rất cần thiết.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu:
- Giảm chi phí sản xuất lúa bằng cách giảm
lượng hạt giống, giảm lượng phân đạm sử dụng giảm lượng thuốc trừ sâu, bệnh từ 18 - 30%.
- Tăng giá trị kinh tế sản phẩm bằng cách
sử dụng các giống lúa mới chất lượng cao, giảm hao hụt sau thu hoạch góp phần
tăng thu nhập cho các nông hộ. Tăng thu nhập cho nông dân bằng cách đa dạng hóa
sản xuất như áp dụng mô hình lúa - vịt. Đưa năng suất lúa trung bình trong năm
từ 4,5 tấn /ha/vụ lên 5 tấn/ha/vụ.
- Nhân rộng mô hình ra toàn xã và các xã trong huyện có điều
kiện tương tự.
- Đào tạo các cán bộ, kỹ thuật viên và nông
dân có trình độ kỹ thuật cao trong sản xuất về kỹ thuật nhân giống, sạ hàng,
IPM, bón phân theo quản lý dinh dưỡng tổng hợp.
2. Nội dung
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội của xã Thới Long cũng như khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật
của người dân, các mô hình đưa vào áp dụng gồm: giảm chi phí sản xuất lúa, kết
hợp lúa - nuôi vịt chạy đồng, giảm thất
thoát lúa sau thu hoạch, dự án hỗ trợ cho nông dân các máy móc thiết bị, vật tư
nông nghiệp, lúa giống, vịt giống...đồng thời tập huấn chuyển giao cho các cán
bộ kỹ thuật và nông dân các qui trình kỹ thuật, biện pháp canh tác hợp lý nhằm
nâng cao năng suất lúa, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho người dân.
3.
Phương pháp thực hiện
Xây dựng 3 mô hình trình diễn:
- Mô hình 1: xây dựng mô hình ứng
dụng TB. KHKT để giảm chi phí sản xuất lúa hàng hóa có chất lượng cao. Chuyển
giao các máy móc thiết bị, giống lúa mới cho nông dân, hướng dẫn các kỹ thuật
như sạ theo hàng, bón phân theo bảng màu lá, hạn chế hoặc bỏ hẳn thuốc trừ sâu
suốt vụ... để đạt được hiệu quả cao và giảm được chi phí sản xuất trong canh
tác lúa, giảm ô nhiễm môi trường.
- Mô hình 2: Giảm thất thoát lúa sau
thu hoạch. Chuyển giao máy sấy lúa, máy đo ẩm độ lúa cho nông dân, hướng dẫn
cách vận hành máy sấy và biện pháp sấy lúa có hiệu quả cao để giảm thất thoát
lúa sau thu hoạch và tăng chất lượng lúa hàng hóa cũng như lúa giống.
- Mô hình 3: Xây dựng mô hình kết
hợp lúa - vịt chạy đồng, chuyển giao vịt giống xuống cho nông dân, hướng dẫn
các biện pháp chăn nuôi vịt chạy đồng lấy trứng và nuôi vịt.
III. KẾT QUẢ
Qua hai năm thực hiện, dự án đã thu được
những kết quả như sau:
- Mô hình 1: Xây dựng mô hình giảm
chi phí xản xuất lúa quy mô trên 150 ha với 206 hộ tham gia. Dự án đã chuyển
giao 16.111,5 kg lúa giống cho nông dân vùng dự án để gieo trồng với quy mô
trên 150 ha, trang bị máy móc, thuốc trừ cỏ và 120 bảng so màu lá lúa cho nông
dân vùng dự án.
Bảng1:
Tổng hợp so sánh hiệu quả kinh tế của các hộ trong mô hình và ngoài mô hình:
Khoản
mục
|
Các
hộ trong mô hình (73)
|
Các
hộ ngoài mô hình (50)
|
chênh
lệch
|
Tỷ
lệ %
chênh lệch (%)
|
Năng suất (T/ha)
|
5,74
|
5,19
|
0,55
|
10,6
|
Chi phí vật tư
|
1.921.054
|
2.583.118
|
-662.064
|
25,6
|
Chi phí lao động
|
1.569.577
|
1.836.083
|
-266.506
|
14,5
|
Chi phí khác
|
705.342
|
741.840
|
-36.498
|
4,9
|
Tổng chi phí
|
4.195.302
|
5.161.041
|
-965.739
|
18,7
|
Tổng thu nhập
|
7.849.978
|
6.919.033
|
930.944
|
13,5
|
Giá thành (đ/kg)
|
772
|
1.093
|
-321
|
29,4
|
Tiền lãi
|
3.654.660
|
2.501.973
|
1.896.669
|
75,8
|
- Tổng số hộ trong mô hình là 206 hộ, trong
đó có 103 hộ bỏ hẳn thuốc trừ sâu (chiếm 50%), số hộ xịt thuốc trừ sâu 1 lần
chiếm 20,35%, số hộ xịt thuốc sâu trên 2 lần chiếm 29,65%.
- Số hộ điều tra ngoài mô hình là 150 hộ,
trong đó có 9 hộ bỏ hẳn thuốc trừ sâu (chiếm 6%), số hộ xịt thuốc sâu 1 lần
chiếm 31%, số hộ xịt thuốc sâu trên 2 lần chiếm 64%.
Đánh giá hiệu quả mô hình:
Từ
việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình đã đạt được những kết quả
khả quan: năng suất tăng 550kg/ha so với các hộ ngoài mô hình, vượt chỉ tiêu đề
ra là 300 - 500 kg/ha; chi phí sản xuất giảm 15%, vượt chỉ tiêu đề ra là giảm 8
- 10 %; số hộ tham gia mô hình là 206 hộ, vượt chỉ tiêu đề ra là 200 hộ; qui mô
thực hiện đạt 156 ha, vượt chỉ tiêu đề ra là 100 ha.
- Mô hình 2:
Máy sấy đã đi vào họat động có hiệu quả và giúp cho bà con
nông dân giải quyết được vấn đề phơi lúa trong mùa mưa. Ngoài ra, mô hình còn
giúp tăng thêm thu nhập cho chủ lò sấy, nâng cao được đời sống cho nông dân.
Bảng
2: Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế của mô hình ĐVT: đồng
Vụ
|
Số lượng lúa sấy
|
Tổng thu
|
Chi phí
|
Tiền lời
|
Hè thu 2001
(sấy khô + chạy mộng)
|
32
tấn
|
1.600.000
|
640.000
|
960.000
|
76
tấn
|
5.700.000
|
2.280.000
|
3.420.000
|
Đông Xuân 2001 - 2002
|
10
tấn
|
600.000
|
240.000
|
360.000
|
Xuân Hè 2002
|
39
tấn
|
3.000.000
|
1.200.000
|
1.800.000
|
Tổng cộng
|
157
tấn
|
10.900.000
|
4.360.000
|
6.540.000
|
Đánh giá hiệu quả mô hình:
Nông dân đã hình thành dần thói quen sấy lúa
trong mùa mưa, thu hoạch đúng thời điểm nên đã giảm được thất thoát lúa sau thu
hoạch 15,2%, vượt chỉ tiêu đề ra là giảm 5 - 20%.
Mô hình 3: Kết hợp lúa - vịt chạy
đồng:
Bảng
3: Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế của mô hình trên 50 ha
Vụ
|
SL
vịt (con)
|
TL
sống
|
Loại
vịt
|
S.lượng
(con)
|
SL
trứng (trứng)
|
Giá
bán (đồng)
|
Thành
tiền (đồng)
|
Chí
phí (đồng)
|
Tiền
lãi
|
ĐX
2000-2001
|
2000
|
80,4
|
Vịt thịt
|
1.058
|
|
21.600
|
22.852.000
|
8.887.200
|
13.964.800
|
Vịt đẻ
|
550
|
39.600
|
800
|
31.680.000
|
24.750.000
|
6.930.000
|
Vịt đẻ bán thịt
|
1.608
|
|
18.000
|
9.900.000
|
4.620.000
|
5.286.000
|
Tổng
|
1.608
|
|
|
64.432.000
|
38.257.200
|
26.174.800
|
ĐX 2001 -2002
|
3000
|
80.6
|
Vịt thịt
|
2.418
|
|
19.375
|
46.848.750
|
21.147.800
|
25.700.950
|
Tổng cộng
|
11.280.750
|
59.405.000
|
51.875.750
|
Đánh giá hiệu quả của mô hình:
Mô
hình giúp cho nông dân nắm được các biện pháp canh tác mới kết hợp nuôi vịt
chạy đồng để tăng thu nhập trên cùng một diện tích khoảng 28,35%, vượt chỉ tiêu
đề ra là tăng 5%.
IV. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
1.
Hiệu quả kinh tế:
Sau thời gian thực hiện áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, các mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế như sau:
- Mô hình 1 : tiền lời =
295.880.000 đồng
- Mô hình 2 : tiền lời =
6.540.000 đồng
- Mô hình 3 : tiền lời =
51.875.750 đồng
Tồng cộng: 3 mô hình = 354.296.114 đồng
2. Hiệu quả xã hội:
-
Từ chỗ người nông dân địa bàn dự án còn ngại với việc tiếp cận, áp dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật thì nay đã tiến lên từng bước làm chủ công nghệ mới.
- Trên cơ sở năng suất lúa
được tăng lên do áp dụng giống mới và áp dụng các kỹ thuật tổng hợp đã làm tăng
thu nhập cho người nông dân, từ đó tạo tiền đề cho các hoạt động văn hóa, giáo
dục được nâng cao hơn.
- Là một mô hình để nhân
rộng cho các địa bàn lân cận học tập, trao đổi kinh nghiệm về sản xuất nông
nghiệp có hiệu quả.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ