Xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ KHCN sản xuất giống mía tốt và phát triển vùng nguyên liệu mía cho hai nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh của tỉnh Cần Thơ (cũ)
Chủ nhiệm dự án: Kỹ sư Nguyễn Thành Long; Cơ quan chủ trì: Công ty Mía đường Cần Thơ; Cơ quan phối hợp: Khoa Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL, Trung tâm Giống Nông nghiệp Cần Thơ, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Cần Thơ (cũ), Chi cục Bảo vệ thực vật, UBND huyện Phụng Hiệp và huyện Vị Thanh, Thời gian thực hiện: 1999 - 2001.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây mía được canh tác lâu đời ở Cần
Thơ, tuy nhiên diện tích canh tác còn rải rác quanh thổ cư và ven kênh rạch
chưa được tập trung thành vùng chuyên canh. Diện tích canh tác mía thay đổi
từng năm theo biến động giá cả thị trường và tập trung chủ yếu ở hai huyện Phụng
Hiệp và Vị Thanh (tỉnh Cần Thơ cũ).
Các giống mía trồng trong tỉnh Cần
Thơ thay đổi theo từng vùng, trong đó
các giống Co (Saccharum officinaun L), giống Co 775, Co 715 được trồng phổ
biến. Một số giống mới cho chữ đường và năng suất cao như K 84-2000, ROC
16, ROC 10, My 55-14, QĐ 11, ... được
trồng rải rác ở các hộ nông dân.
Để khai thác những vùng có khả năng
thích nghi và phát triển theo hướng tập trung chuyên canh mía nguyên liệu, dự
án “Xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất giống
mía tốt và phát triển vùng nguyên liệu cho hai nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị
Thanh của tỉnh CầnThơ (cũ)” được thực hiện để cải tiến năng suất và chất
lượng mía trong vùng nguyên liệu mía đồng thời mang lại lợi nhuận cho người
trồng mía trong tỉnh, khắc phục tình trạng thiệt hại do lũ gây ra trong thời
gian qua.
II. MỤC TIÊU, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.
Mục tiêu
-
Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía tập trung có năng suất, chất lượng
cao cho công nghiệp mía đường của tỉnh trên vùng chuyên canh mía. Từ kết quả mô
hình của dự án, nhân rộng ra trên diện tích mía toàn tỉnh, hình thành vùng
chuyên canh năng suất cao. Đồng thời, tạo ra sự chuyển biến về đời sống kinh tế
- xã hội của người dân vùng chuyên canh mía, góp phần vào chương trình xóa đói
giảm nghèo và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nông thôn. Từng bước hình thành mối
liên kết giữa nhà máy và nông dân thông qua hợp đồng đầu tư, bao tiêu giữa nông
dân trong vùng chuyên canh mía với nhau trong
hình thức tổ chức hợp tác.
-
Xây dựng các mô hình mía chuyên canh năng suất cao ở các vùng trọng điểm trong
tỉnh. Thông qua mô hình để hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng mía giống mới
trên vùng đất Cần Thơ. - Xây dựng đội
ngũ cán bộ kỹ thuật cho vùng trồng mía; đồng thời đào tạo, tập huấn cho nông
dân kiến thức về kỹ thuật trồng giống mía mới và các tiến bộ kỹ thuật trong
canh tác mía đường và mở rộng diện tích
trồng mía bằng giống mới.
2.
Vật liệu và phương pháp:
Vật
liệu:
-
Giống mía được mua từ Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát chuyển đến các điểm xây
dựng mô hình theo dự án.
-
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy bơm, xăng dầu để phục vụ công tác tưới
tiêu được cung cấp tại thị trường.
3.
Phương pháp
Dự
án được xây dựng trên hai mô hình canh tác chính là mô hình canh tác mía lang và
mô hình canh tác mía liếp.
-
Phương pháp thực hiện mô hình canh tác mía lang:
+
Tạo hệ thống mương bao quanh để chống lũ và các mương nhỏ cắt ruộng mía ra làm
nhiều ô nhằm xổ phèn và cung cấp nước
tưới và vận chuyển mía khi thu hoạch, trang bằng mặt ruộng, khoảng cách giữa
hai hàng mía là 1 m.
+
Chuẩn bị giống: chọn hom giống tốt có đường kính tối thiểu 2 cm và có từ 2 đến 3 mắt mầm, xử lý hom bằng nước nóng (3
sôi + 2 lạnh) để diệt một số nấm bệnh trong hom mía.
+
Nguồn giống: cung cấp các giống mía ROC 16, K 84-2000, VN 84 - 4137, My 55-14
được mua từ Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát là giống có năng suất, hàm lượng
đường trong mía cao hơn các giống đang trồng tại địa phương.
+
Mật độ trồng: 30.000 - 40.000 hom/ha, trồng nối đuôi.
+
Phân bón cho 1 ha: Urê (300kg) + DAP (100 kg) + Kali (100 kg)
+
Tưới tiêu: cây mía rất cần độ ẩm, ở vùng đất thấp cần có hệ thống thoát nước
trong mùa mưa và vào mùa khô giữ nước tưới trong mương và vừa ém phèn.
+
Thu hoạch: khi mía già, màu vỏ bóng và sậm lại, lá khô nhiều thì thu hoạch hoặc
khi độ đường ở gốc và ngọn không chênh lệch 1 độ.
+
Chăm sóc mùa gốc: khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinh ruộng mía, sau đó dùng
cuốc thật bén cuốc xả 2 bên gốc theo chiều dài của hàng mía để làm đứt các rễ
già và các gốc mía đâm ra ngoài hàng, bón phân lót vào gốc và lấp đất lại. Sau đó, tiến hành chăm sóc các bước còn lại
như ở vụ tơ.
-
Phương pháp thực hiện mô hình canh tác mía liếp:
+ Làm đất: đào hệ thống mương liếp tưới tiêu.
Liếp chiều rộng từ 6 m đến 9 m, mương có kích thướng như sau: rộng từ 1,5 đến
2,5 m, sâu mương từ 1 đến 1,5 m. Rãnh rộng từ 25 đến 30 cm, sâu từ 20 đến 30
cm, hàng cách hàng 0,9 đến 1,2m.
+
Các bước còn lại tiến hành như canh tác mía lang.
IV. KẾT QUẢ
Qua
kết quả xây dựng hai mô hình trồng mía lưu gốc trên đất liếp và mía trồng lang
trên ruộng có đê bao khép kín để tận dụng diện tích sản xuất và lưu gốc trong
thời gian thực hiện dự án, kết quả đạt được như sau:
1.
Kết quả xây dựng mô hình trồng mía lang:
Xây
dựng mô hình sản xuất mía lang được tiến hành tại Trại Giống mía Phụng Hiệp với
diện tích 10 ha, trong đó có 01 ha trồng giống ROC 16 và 09 ha trồng giống K
84-2000, mía được xuống từ tháng 02 đến tháng 03 với mô hình trồng mía lang trên ruộng có đê
bao khép kín.
Qua
hai vụ xây dựng mô hình sản xuất mía lang trồng trên ruộng có đê bao khép kín,
kết quả như sau:
-
Năng suất cây mía thấp, chữ đường bình quân 10,3 CCS.
-
Chi phí đầu tư cao do phải bơm tiêu úng trong thời gian dài.
-
Mô hình sản xuất mía lang không mang lại hiệu quả kinh tế.
2.
Kết quả xây dựng mô hình trồng mía liếp:
Mô
hình sản xuất mía liếp được xây dựng tại Trại Giống cây trồng và Vật nuôi huyện
Long Mỹ với diện tích 10 ha, trồng giống K 84-2000 trên nền đất liếp, thời gian
xuống giống từ tháng 2 đến tháng 3. Và tại Trại Giống mía huyện Phụng Hiệp với
diện tích trồng 01 ha, trồng giống ROC 16, xuống giống vào tháng 4 nhằm cung
cấp giống cho vùng nguyên liệu sau khi lũ rút.
-
Trại Giống Cây trồng và Vật nuôi huyện Long Mỹ nằm trong khu vực đất phèn và bị
nhiễm mặn vào các tháng mùa khô. Khi xuống giống vào tháng 2 trong điều kiện
không có nước tưới và nền đất bị nhiễm phèn và mặn nên mía không phát triển và
do đặc tính giống K 84-2000 phát triển chậm trong giai đoạn đầu. Nông dân trong
vùng dự án không chấp nhận giống K 84-2000 nên không nhân rộng ra như dự kiến.
Vụ
gốc năm 2000 do bị ảnh hưởng của lũ gây thiệt hại trên 80% diện tích mía lưu
gốc.
Mô
hình trồng trồng mía liếp tại Trại Giống Cây trồng và Vật nuôi huyện Long Mỹ
không mang lại hiệu quả.
-
Tại Trại Giống mía huyện Phụng Hiệp xuống giống 01 ha ROC 16 vào tháng 4 nhằm
mục đích nhân giống cung cấp cho vùng nguyên liệu, nhưng do giống mới nên nông
dân chưa chấp nhận vì vậy không thể nhân rộng ra. Đến vụ gốc năm 200 do bị ảnh
hưởng lũ gây thiệt hại trên 90% diện tích.
3.
Kết quả đầu tư ra dân:
-
Vụ sản xuất 1999 - 2000:
Dự
án đã đầu tư 175,064 tấn mía giống K 84-2000 cho các hộ nông dân trồng mía Hợp
tác xã Nông nghiệp Hòa Tiến (xã Tân Phước Hưng) và 08 hộ dân thuộc các xã Phụng
Hiệp, Hiệp Hưng, Phương Phú trong vùng mía nguyên liệu nhà máy đường Phụng Hiệp
với tổng diện tích 20 ha.
Các
hộ dân đã triển khai theo mô hình canh tác mía liếp lưu gốc có đê bao khép kín,
kết quả bước đầu rất khả quan, mía phát triển tốt trên vùng đất bị nhiễm phèn
và chịu được ngập trong thời gian dài hơn so với giống mía địa phương (Co 775,
Co 715,...), năng suất thu được bước đầu 105 tấn/ha. Năm 2000, vùng mía nguyên liệu tỉnh Cần Thơ
bị ngập lũ sớm và kéo dài trên 3 tháng và độ sâu trên 30 cm nên một phần mía bị
chết. Sau khi lũ rút nông dân thu hoạch mía đạt chữ đường trên 10 CCS và không
bị trổ cờ.
Đây
là giống mía chín muộn, thời gian đầu sinh trưởng chậm, thích nghi được trong
điều kiện đất phèn và chịu được ngập lâu hơn các giống mía địa phương, cho năng
suất và chữ đường cao, mang lại hiệu quả kinh tế so với tập quán canh tác mía -
lúa tại địa phương.
-
Vụ sản xuất 2000 - 2001:
Dự án đã đầu tư ra dân các xã Vĩnh
Viễn, Lương Tâm (Long Mỹ), xã Hỏa Lựu, Hỏa Tiến (Vị Thanh), Hiệp Hưng, Tân
Phước Hưng (Phụng Hiệp) trong vùng nguyên liệu mía của hai nhà máy đường Phụng
Hiệp và Vị Thanh với tổng số 106 tấn gồm các giống K 84-2000, ROC 16 và VN
84-4137.
Sau một vụ sản xuất bước đầu các
giống mía này tương đối thích nghi trên mô hình sản xuất mía liếp có đê bao
trong vùng của hai nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh, đạt năng suất và chữ
đường cao.
Giống ROC 16 bước đầu mang lại hiệu
quả kinh tế cao, cho năng suất từ 120 đến 140 tấn/ha, chữ đường từ 11 đến 12
CCS, đây là giống chín trung bình, mía phát triển nhanh trong giai đoạn đầu, đẻ
nhánh nhiều, tỷ lệ trổ cờ từ 20 đến 30%, được nông dân chấp nhận.
Giống VN 84-4137 là giống chín sớm,
có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng đẻ nhánh mạnh, phát triển tốt trên đất
cao, cây nhỏ cho năng suất thấp, trổ cờ nhiều khoảng 80%, chữ đường cao từ 12
đến 13 CCS thích hợp cho việc thu hoạch vào đầu vụ sản xuất đường.
4.
Kết quả chuyển giao khoa học kỹ thuật:
Trong thời gian thực hiện, dự án mở
12 lớp tập huấn cho 1.200 nông dân 3 xã của huyện trong vùng nguyên liệu mía
với nội dung: giới thiệu các giống mía mới thích nghi cho từng vùng sinh
thái, kỹ thuật canh tác các giống mía
mới theo mô hình canh tác mía liếp, qui trình chăm sóc, bón phân....; phát hành
trên 10.000 tài liệu cho nông dân (kỹ thuật trồng mía, giới thiệu giống mía,
bướm sâu, bệnh, kỹ thuật canh tác mía liếp lưu gốc, bón phân...).
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.
Kết luận:
Qua
2 năm thực hiện, Ban chủ nhiệm dự án đã đưa ra một số kết luận sau:
-
Mô hình sản xuất mía lang: không mang lại hiệu quả kinh tế do chi phí đầu tư
lớn, đất bị ẩm thấp, tỷ lệ nẩy mầm thấp và bị ngập vào mùa lũ.
-
Mô hình sản xuất mía liếp: bước đầu mang lại hiệu quả đối với những vùng trũng
thấp, nhiễm phèn và bị ngập theo mùa lũ, có đê bao khép kín chủ động được nguồn
nước tưới khi mía trong giai đoạn đầu và tiêu nước tốt trong mùa lũ.
Trên
những vùng bị nhiễm mặn trong mùa khô và thường bị ngập vào mùa lũ bước đầu
không mang lại hiệu quả, có thể do thời vụ không thích hợp, giống mía không
thích nghi.
-
Mô hình sản xuất mía liếp trong các hộ dân: chủ động được nước, không bị ảnh
hưởng bởi lũ và thời vụ xuống giống thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao do
mía lưu gốc không phải tốn chi phí hom giống. Mía có năng suất cao (trên 100
tấn/ha) và chữ đường cao nhất là giống ROC 16 (11 - 12 CCS), giống K 84-2000
(trên 10 CCS) trên vùng mía nguyên liệu Nhà máy đường Phụng Hiệp.
2.
Kiến nghị:
Dự
án bước đầu đã mang lại hiệu quả tương đối. Tuy nhiên còn một số hạn chế, Ban
chủ nhiệm dự án đề nghị:
- Tiếp tục đầu tư để nghiên cứu trồng thêm một
số giống triển vọng.
-
Hỗ trợ công ty Mía đường Cần Thơ tiếp tục nghiên cứu, chọn lọc các giống mía
tốt thích hợp với vùng sinh thái Cần Thơ.
-
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì chương trình phát triển mô hình trồng mía
chuyên canh lưu gốc có đê bao khép kín.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ