Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau theo hướng an toàn tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Cần Thơ.
Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Văn Vui; Cơ quan chủ trì: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vị Thủy; Thời gian thực hiện: 2001 - 2003
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vai trò cây rau rất quan trọng trong bữa
ăn hàng ngày vì rau cung cấp nhiều chất bổ dưỡng như vitamin và chất khoáng...
Hiện nay, cây rau được trồng nhiều ở các huyện quanh TP. Cần Thơ để cung cấp
rau xanh cho thành phố và các huyện trong tỉnh. Với phương pháp canh tác đa
dạng nhưng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây rau rất cao gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng nhu cầu rau
tươi và an toàn ngày càng được quan tâm nên việc thực hiện mô hình sản xuất rau
an toàn một việc rất cần thiết. Do tính dễ hư giập của rau xanh nên việc sản
xuất và cung cấp rau tại chỗ và các vùng lân cận vừa tiết kiệm được chi phí vận
chuyển và mang lại hiệu quả kinh tế cho
nông dân.
Với điều kiện canh tác đại trà trên các hộ dân, mục tiêu
dự án đặt ra là sản xuất rau theo hướng an toàn nên trọng tâm của các mô hình
là sử dụng biện pháp IPM, dùng màng phủ nông nghiệp kết hợp với hạn chế sử dụng
thuốc trừ sâu, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong danh mục cho phép và
đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
II. MỤC TIÊU, NỘI
DUNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương góp phần phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và nâng cao đời sống người dân vùng dự án.
Nâng cao nhận thức của người dân trong việc quan tâm chất
lượng sản phẩm sản xuất một cách ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái bền
vững.
Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, củng cố và phát
triển vùng rau xanh sử dụng ít hoặc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tăng
năng suất vùng chuyên canh rau từ 8 T/ha lên 10 T/ha.
Xây dựng mô hình điểm của huyện về sản xuất rau an toàn để
nhân ra các xã, ấp khác.
2. Nội dung:
- Điều tra khảo sát tình
hình canh tác và sản xuất rau xanh của 130 hộ trong vùng dự án. Qua tham khảo ý
kiến cũng như yêu cầu của người dân kết hợp với ý kiến chuyên gia đã chọn các
giống rau phù hợp: rau ăn quả như dưa hấu, cà chua, dưa leo, khổ qua và rau ăn
lá như cải xanh, rau muống...
- Huấn luyện - đào tạo: để
đảm bảo sự thành công của dự án, ngoài việc đưa các giống mới, công nghệ mới,
thì vấn đề quan trọng là công tác huấn luyện đào tạo cho cán bộ kỹ thuật và
người dân vùng dự án nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp nhận, làm
chủ công nghệ mới sau khi dự án chấm dứt.
- Chuyển giao qui trình kỹ
thuật canh tác năng suất cao, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp giống mới
và qui trình kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp .
- Hỗ trợ giống, vật tư,
thiết bị kỹ thuật cho các hộ.
III. KẾT QUẢ
- Về công nghệ: qua
dự án đã giúp người nông dân trong vùng dự án nắm bắt được các qui trình công
nghệ mới trong sản xuất như ứng dụng biện pháp IPM, sử dụng màng phủ nông
nghiệp, sử dụng giống mới kháng sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, hạn chế sử dụng phân hóa học, tăng sử dụng phân hữu cơ trong
canh tác rau màu.
- Sản phẩm của dự án:
nhìn chung về hình thức không khác hơn với các sản phẩm canh tác theo tập quán
cũ, nhưng theo các nghiên cứu trước, các loại rau sau khi sử dụng sẽ an toàn
cho người tiêu dùng hơn, tránh được sự tồn lưu những hóa chất độc hại do hạn
chế sử dụng BVTV, giảm ô nhiễm môi trường do hạn chế sử dụng phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật.
- Về kinh tế: trước
đây người dân xã Vĩnh Thuận Tây có tập quán canh tác rau màu sau sản xuất lúa
và trồng cây ăn trái, nhưng do giá cả tiêu thụ rau màu thấp, lãi khoảng
680.000đ/hộ/năm, do công chăm sóc nặng, lãi suất thấp nên người dân ở đây có
khuynh hướng chuyển sang trồng cây ăn trái. Theo tính toán, thu nhập bình
quân/hộ/năm của nhân dân trước khi tham gia xây dựng dự án gồm các khoản thu từ
sản xuất nông nghiệp (lúa, cây ăn trái, rau màu, chăn nuôi....) và các dịch vụ
khác, sau khi trừ chi phí bình quân mỗi hộ tích lũy được 1.803.000đ/hộ/năm.
Bảng 1. Thu nhập bình
quân/hộ/ năm trước dự án
ĐVT: 1.000 đồng
|
Thu nhập
|
Chi NN
|
Tích lũy NN
|
Thu khác
|
Tổng chi
|
Tích lũy
|
Số hộ
|
117
|
117
|
117
|
58
|
130
|
130
|
Tổng
|
1.463.726
|
1.035.825
|
427.902
|
143.158
|
336.710
|
234.350
|
Bình quân
|
12.510
|
8.853
|
3.657
|
2.468
|
2.590
|
1.803
|
* NN: nông nghiệp
Qua bảng 1: tổng số hộ
khảo sát trước khi triển khai dự án là 130 hộ, trong đó có 117 hộ làm nông
nghiệp, 108 hộ canh tác rau màu, 58 hộ có làm thêm nghề khác. Từ đó, tính bình
quân trên số hộ trong vùng dự án tích lũy 1.083.000 đồng/năm.
Bảng 2. Thu nhập bình
quân/hộ/năm sau dự án
ĐVT: 1000 đồng
|
Thu
NN
|
Chi
NN
|
Tích
lũy NN
|
Thu
khác
|
Tổng
chi
|
Tích
lũy
|
Số hộ (130 hộ)
Tổng
Bình quân
|
126
2.752.097
21.842
|
126
1.474.139
11.700
|
126
1.277.940
10.142
|
37
78.480
2.121
|
130
425.935
3.276
|
130
930.485
7.158
|
Trong dự án
Số hộ
Tổng
Bình quân
|
29
1.001.785
34.544
|
29
466.903
16.100
|
29
534.882
18.444
|
07
13.560
1.937
|
29
94.440
3.282
|
29
454.002
15.655
|
Ngoài dự án
Số hộ
Tổng
Bình quân
|
97
1.750.294
18.044
|
97
1.007.236
10.384
|
97
743.058
7.660
|
30
64.920
2.164
|
101
331.495
3.282
|
101
476.483
4.718
|
Sau khi dự án kết thúc,
tiến hành điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng tiến bộ KHCN ở
các hộ trong và ngoài dự án: từ 108 hộ trồng rau ban đầu đã tăng lên là
126 hộ và lợi nhuận sản xuất nông nghiệp từ 1.803.000 đồng/hộ/năm tăng lên hơn
7 triệu/hộ/năm.
Từ bảng 2 cho thấy:
- Trong dự án: khảo
sát là 29 hộ, trong đó 07 hộ làm nông nghiệp và có thu nhập khác (22 hộ thu
nhập đơn thuần từ nông nghiệp như canh tác lúa, cây ăn trái, rau màu). Tuy
nhiên, khoản thu nhập này không đều cho tất cả các hộ mà tùy theo việc ứng dụng
tiến bộ KHCN, cũng như tùy theo loại rau trồng và sự mạnh dạn đầu tư.
- Ngoài dự án: khảo
sát tổng số 101 hộ, trong đó có 97 hộ làm nông nghiệp, 16 hộ làm nông nghiệp và
thu nhập khác, 14 hộ chỉ là nghề khác.
Các hộ trong vùng sự án (29 hộ), đều tham
gia mở rộng diện tích rau màu và canh tác rau màu theo phương pháp mới, năng
suất tăng hơn và thu nhập trên hộ cũng tăng theo. Bên cạnh đó, với sự lan tỏa
của dự án thông qua các buổi tập huấn rộng rãi, các buổi tham quan, hội thảo
đầu bờ, các hộ ngoài vùng dự án đầu tư vẫn mở rộng diện tích, chọn giống mới và
đầu tư canh tác loại rau có hiệu quả kinh tế cao.
Về xã hội: người
dân trong vùng dự án cũng như vùng lân cận được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật
hiện có trong tỉnh và trong nước. Chuyển đổi cây trồng trong vùng, góp phần
nâng cao mức sống của người dân.
Ngoài ra, sau khi dự án
kết thúc hiệu quả dự án tiếp tục được phát triển như tạo vùng chuyên sản xuất
rau xanh hạn chế sử dụng thuốc BVTV, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu
dùng, cung cấp rau tươi cho Vị Thủy, Vị Thanh, Long Mỹ (Cần Thơ).
Việc xây dựng và triển
khai dự án đã đạt được kết quả cao như về diện tích tham gia dự án là 6 ha vượt
hơn dự kiến 1 ha. Tuy nhiên, việc phân chia diện tích các loại rau trồng có
khác hơn so với dự kiến ban đầu (1 ha dưa hấu, 1 ha cà chua, 3 ha các loại rau
ăn lá) thực tế triển khai 2,9 ha dưa hấu, 0,2 ha cà chua, dưa leo 1,5 ha, khổ
qua 0,75 ha, bí 0,7 ha; không có hộ đăng ký trồng rau ăn lá nên Ban chủ nhiệm
dự án không triển khai bằng phương pháp đầu tư mà chỉ phổ biến kỹ thuật. Qua
thực hiện, năng suất cũng như hiệu quả kinh tế đều tăng hơn dự kiến (năng suất
từ 6 - 23 tấn/ha tùy theo loại màu (bình quân > 15 tấn/ha)); tập huấn tăng
hơn dự kiến (265 lượt người).
IV. KẾT LUẬN
- Các kết quả nghiên cứu
khoa học, công nghệ mặc dù đã thành công, nhưng từng nơi nếu không có sự hỗ trợ
mô hình nhân rộng sẽ không phát huy được thành quả của khoa học. Việc áp dụng
màng phủ nông nghiệp đã được áp dụng nhiều nơi nhưng tại địa bàn Vĩnh Thuận Tây
đây là lần đầu người dân địa phương thực hiện.
- Qua sử dụng màng phủ và
mạnh dạn đưa các loại cây trồng mới vào đồng ruộng (dưa hấu, cà chua,..) đã
mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người dân như lãi từ sản xuất rau trước
khi có dự án là 680.000 đ/năm (3 vụ) đã tăng lên 4.728.000 đ/năm; từ đó tích
lũy từ các hộ tham gia dự án cũng tăng hơn 15.655.000 đ/năm so với hộ ngoài dự
án là 4.718.000 đ/năm.
- Để thực hiện thành công
dự án cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, đoàn thể và sự nhiệt
tình của người nông dân; phải xác định được yêu cầu của người nông dân để cải
tiến qui trình sản xuất của họ; phổ biến kỹ thuật phải với biện pháp “nói và
làm”.
- Vấn đề đầu tư, hỗ trợ kỹ
thuật và kinh phí kịp thời cũng là yếu tố quan trọng trong việc thành công của
dự án.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ