Sử dụng Benomyl(Methyl-1-Butylcarbamoyl Benzimidazol-2-Ylcarmate) và Bezyl Adenine (6-Benzylaminopurine) để bảo quản xoài cát Hòa Lộc.
Chủ nhiệm: TS. NguyễnBảo Vệ; Cơ quan chủ trì: Khoa Nông nghiệp trường Đại Học Cần Thơ; Thời gian nghiên cứu: 2001
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xoài
(mangifera.sp) là loại cây ăn trái có giá trị dinh dưỡng cao. Ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) có 12.739 ha (năm 1996), mùa thu hoạch xoài tập trung từ
tháng 2 đến tháng 4 dương lịch, sản lượng xoài vào thời điểm này gia tăng vượt
quá nhu cầu tiêu thụ. Xoài thuộc nhóm trái có hô hấp climacteric nên trái mau
chín và dễ hư thối. Ở nước ta, việc xử lý bảo quản xoài chỉ được đề cập gần đây
và chưa tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống. Để tìm ra biện pháp kéo dài
thời gian bảo quản của trái xoài đề tài “Sử dụng
Benomyl(methyl-1-butylcarbamoyl benzimidazol-2-ylcarmate) và bezyl adenine
(6-benzylaminopurine) để bảo quản xoài cát Hòa Lộc” đã được thực hiện.
II. MỤC TIÊU,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Mục tiêu:
- Tìm ra thông số chỉ thị xác định độ già của
tuổi trái lúc thu hoạch.
- Khảo sát đặc tính sinh lý-sinh hóa của trái
xoài cát trong tiến trình chín.
- Tìm quy trình kỹ thuật để bảo quản và tồn trữ
trái xoài cát.
2. Nội dung:
- Xác định một số đặc tính chỉ thị tuổi thu hoạch trái xoài
cát Hòa Lộc.
- Phòng trừ nấm bệnh trên trái xoài cát Hòa Lộc
sau thu hoạch bằng Benomyl.
- Khảo sát sự
thay đổi một số đặc tính sinh lý sinh hóa trong tiến trình chín của trái xoài
cát Hòa Lộc sau thu hoạch (STH) bằng một số chất.
- Ảnh hưởng của
benzyl adenine đến tiến trình chín của trái xoài.
- Ảnh hưởng của
Ca xử lý tiền thu hoạch đến khả năng bảo quản trái xoài STH.
- Bảo quản STH
trái xoài bằng túi PE.
- Bảo quản STH
trái xoài bằng nhiệt độ lạnh.
3. Phương
pháp:
Các thí nghiệm được bố trí
theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, tùy theo thí nghiệm mà có số lần lập lại
khác nhau, trái xoài có tỷ trọng 1,00 -1,02, các chỉ tiêu theo dõi: độ cứng của
trái, diệp lục tố của vỏ trái, pH của thịt trái, tổng chất rắn hoà tan,
Titratable acid, cường độ hô hấp, hàm lượng ethylene, độ cứng của trái, chỉ số
diệp lục tố.
·
Xác định một số đặc tính chỉ thị tuổi thu hoạch
trái: tri cĩ tỷ trọng từ 0,95-1,06. Mỗi tri
được đánh dấu ký hiệu, đo kích thước, hình thái, màu sắc bên ngoài và tỷ
trọng.
·
Khảo sát sự thay đổi một số đặc tính sinh lý
sinh hóa trong tiến trình chín của trái xoài. Sau thu hoạch: trái được xử lý với 1000 ppm benomyl trong 5 phút, 3 lần lập
lại, gồm 6 nghiệm thức là 6 thời điểm (0, 2, 4, 6, 8 và ngày 10) STH.
- Phòng trừ nấm bệnh trên trái xoài cát
Hòa Lộc STH bằng Benomyl và đã được xử lý với 1.000
ppm Benomyl trong 5 phút trước khi xử lý BA. Thí nghiệm được 3 lần lập lại, với
4 nghiệm thức gồm 4 nồng độ xử lý (0, 50,100,200ppm BA).
- Ảnh hưởng của Benzyl adenine trên tiến
trình chín của trái xoài: thí nghiệm được 3 lần lập
lại, với 4 nghiệm thức là 4 nồng độ xử lý BA.: 0 ppm , 50 ppm, 100 ppm, 200 ppm BA.
- Ảnh hưởng của
Ca xử lý tiền thu hoạch đến khả năng bảo quản trái xoài STH: phun phân trực
tiếp tại vườn nông dân, chọn những trái phát triển bình thường, gồm 9 nghiệm
thức với 3 lần lặp lạivới 2 nồng độ xử lý Ca(NO3)2
(500 ppm, 1000 ppm) và CaCl2 (500 ppm, 1000ppm).
- Bảo quản STH
trái xoài bằng túi PE: trái xoài đặt trong túi PE có
đục lổ kim nhỏ và cột kín lại. Có tất cả 16 nghiệm thức, bao gồm 15 nghiệm thức
có số lổ đục từ 0 đến 14, và một nghiệm thức đối chứng không bao trái. Lập lại
4 lần. Xoài đặt trong phòng thí nghiệm có nhiệt độ 28-30oC và ẩm độ
75-80%. Hàm lượng CO2 trong túi PE được đo mỗi ngày. Đo tỷ trọng
trái. Đánh giá cảm quan: mùi vị và màu sắc của trái được đánh giá bằng cảm quan
theo thang điểm của Looney (1970).
- Bảo quản STH
trái xoài bằng nhiệt độ lạnh: xoài STH được thí
nghiệm với những nghiệm thức sau đây:
+Trái bao bằng túi PE có đục
10 lổ kim, có xử lý lạnh bằng giấy thấm, có xử lý lạnh bằng túi PE có đục 10 lổ
kim, đặt trong thùng giấy, có xử lý lạnh.
+ Không bao trái, đặt trong
thùng giấy, có xử lý lạnh.
+ Không bao trái, có xử lý
lạnh.
+ Không bao trái, để ở nhiệt
độ phòng thí nghiệm.
Xoài
để ở nhiệt độ lạnh từ 5-13oC. Khi trái có biểu hiện chấn thương
lạnh, đem trái ra khỏi tủ, bỏ bao PE, để trái ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 24
giờ, xoài được giú chín với 2g CaC2/1kg xoài. Sau 48 giờ để trái
trong điều kiện phòng thí nghiệm cho đến khi chín hoàn toàn.
-
Đo tỷ trọng trái, thời gian bảo quản, chấn thương lạnh.
III. KẾT QUẢ
1. Xác định một
số đặc tính chỉ thị tuổi thu hoạch trái xoài cát Hòa Lộc.
Trái có màu sắc và phẩm chất tốt nhất ở
tỷ trọng từ 1-1,02. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng trái tăng thì hàm
lượng các chất như chất khô, đường, TSS,TA cũng tăng. Như vậy, tỷ trọng trái là
đặc tính dùng chỉ thị cho tuổi thu hoạch trái. Kích thước trái cho phẩm chất
ngon nhất từ 45-50 mm. Màu sắc vỏ trái sống có màu xanh nhạt có phấn lúc thu
hoạch có thể làm đặc tính chỉ thị tuổi thu hoạch.
2. Phòng trừ
nấm bệnh trên trái xoài cát Hòa Lộc sau thu hoạch bằng Benomyl:
Qua 04 nồng độ xử lý 0, 500, 1000,1.500
ppm Benomyl cho kết quả trái xoài được xử lý với nước nóng có nồng độ 1000 ppm
Benomyl cho hiệu quả nhất, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trên trái sau thu
hoạch.
3.
Khảo sát sự thay đổi một số đặc tính
sinh lý sinh hóa trong tiến trình chín của trái xoài cát Hòa Lộc sau thu hoạch
(STH) bằng một số chất:
Sự phóng thích ethylene: cao điểm phóng
thích ethylene của xoài cát Hòa Lộc xảy ra nhanh chóng chỉ sau 2 ngày thu
hoạch. Do đó, những tác động lên trái nhằm ngăn chặn quá trình hình thành
ethylene phải được thực hiện trước thời điểm nầy.
Cường độ hô hấp: cường độ hô hấp
cao xuất hiện ngay sau khi thu hoạch và cao đỉnh vào ngày thứ 2 STH. Khi đó,
lượng CO2 tỏa ra là 1,76 ml CO2
/g /phút, tương ứng với giai đoạn
trái bắt
đầu chuyển hóa chín dần từ xanh sang vàng. Sau đó, cường độ hô hấp giảm
cùng với sự biến đổi của trái (màu vỏ vàng, thịt mềm và có mùi hương tỏa ra).
Cường độ hô hấp lại gia tăng vào ngày thứ 6, có thể do lúc này trái đã bước vào
giai đoạn chuyển hóa tích cực, các chất rắn hòa tan gia tăng cùng lúc với sự
gia tăng vị ngọt, mùi thơm.
Mối quan hệ giữa ethylene và hô hấp
climacteric: Ethylene ở xoài cát Hòa Lộc đạt đỉnh cao ngày thứ 2, cùng
với sự xuất hiện đỉnh hô hấp climacteric. Chứng tỏ rằng, quá trình chín đã khởi
sự rất sớm ở trái xoài cát Hòa Lộc. Ở giai đoạn hô hấp climacteric, ethylene
thúc đẩy tổng hợp protein đưa đến thay đổi cấu trúc tế bào ở mức phân tử
(Abeles,1972; Brady, 1972; Hansen, 1966). Ngoài ra, ethylene còn gia tăng hoạt
tính enzyme adenosine triphosphatase của ty thể, ảnh hưởng đến biến dưỡng của
màng ty thể, và làm tăng hô hấp (Pratt, 1973).
Sự phân hủy diệp lục tố: kết quả cho
thấy có sự giảm chỉ số diệp lục tố trong vỏ trái xoài Cát Hòa Lộc theo thời
gian sau khi thu hoạch trái chỉ số diệp lục tố giảm nhanh trong 2 ngày đầu.
Sự mềm hóa của thịt trái: sự thay đổi màu
sắc thường đi đôi với sự thay đổi cấu trúc của tế bào và được đánh giá qua độ
cứng của trái. Vào ngày thứ 6 STH trái bắt đầu mềm, tỏa hương thơm, đến ngày
thứ 8 trái mềm hoàn toàn,
Sự thay đổi pH và TA: khi xuất hiện
đỉnh hô hấp climacteric đầu tiên, TA giảm sút từ 1,25% lúc thu hoạch xuống còn
0,1% ở ngày 8 sau thu hoạch; lúc nầy trái đã
chín hoàn toàn. Ngược lại với sự thay đổi của TA, pH gia tăng theo thời gian
tồn trữ .
Sự thay đổi tổng chất rắn hòa tan (TSS): TSS gia tăng
nhanh sau khi đỉnh hô hấp climacteric đầu tiên xuất hiện và tiếp tục duy trì
cao cho đến khi trái chín hoàn toàn.
4.Ảnh
hưởng của benzyl adenine (BA)đến tiến trình chín của trái xoài.
Nghiệm thức xử lý 100 ppm BA tỏ ra hiệu quả nhất
trong việc ngăn cản sự phân hủy diệp lục tố của vỏ trái. BA có khả năng duy trì
độ cứng của trái xoài cát Hòa Lộc, đặc biệt ở giai đoạn đầu 2- 4 ngày sau khi
thu hoạch. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sơ chế và vận chuyển
trái đi xa, giúp trái chống chịu được những va chạm do cơ học. Nhưng đối với
đặc tính pH và TSS thì ảnh hưởng của BA chỉ thể hiện rõ trong vòng 6 ngày sau
khi xử lý. Đến ngày thứ 8 thì BA giảm tác dụng đáng kể. Điều nầy cần tiếp tục
nghiên cứu tìm nguyên nhân đã gây ra sự phân hủy BA làm cho tác dụng của BA
không kéo dài được.
5. Ảnh hưởng của Ca xử lý tiền thu hoạch đến khả
năng bảo quản trái xoài STH: kết
quả ở nghiệm thức xử lý Ca(NO3)2 và CaCl2 ở
nồng độ 1000 ppm vào 2 tháng trước khi thu hoạch đã cho kết quả: duy trì độ
cứng trái STH, trái chỉ mềm ở ngày thứ 6 và 8, có khả năng duy trì màu xanh của
vỏ trái đến ngày thứ 8 STH đặc biệt là CaCl2 . Ngăn cản có hiệu quả
sự chuyển hóa acid, kìm hãm quá trình gia tăng TSS, ngăn chặn sự chuyển hóa
tinh bột và acid thành đường của trái xoài.
6.Bảo quản STH trái xoài bằng túi PE: túi không đục lổ
có hàm lượng khí CO2 cao nhất (0,50%) và túi đục 14 lổ có hàm lượng
CO2 thấp hơn 5 lần (0,09%). Như vậy, túi đục càng nhiều lổ thì sự
trao đổi khí diễn ra càng nhiều. Túi PE đã làm chậm
sự trao đổi khí, từ đó làm giảm cường độ hô hấp và kéo dài thời gian bảo quản. Trái
xoài cát Hòa Lộc bảo quản trong túi PE có đục lổ từ 10 đến 14 có phẩm chất thơm
ngon tương tự như cách bảo quản trong điều kiện bình thường, nhưng có thể kéo dài thời gian bảo quản lâu hơn điều kiện
bình thường khoảng 4 ngày.
7. Bảo quản STH trái xoài bằng nhiệt độ
lạnh:
trái xoài đựng trong túi PE đặt trong điều kiện lạnh có thể kéo dài thời gian
tồn trữ đến 22 ngày. Những trái được bao bằng giấy thấm có thời gian bảo quản
ngắn hơn (15 ngày). Những trái đối chứng, không bao, chỉ bảo quản được 11 ngày.
So sánh với những trái không bao, để ở điều kiện bình thường của phòng thí
nghiệm thời gian bảo quản chỉ khoảng 4-6
ngày. Trái có bao bằng túi PE có đục 10 lổ kim thì vỏ trái vẫn bình thường.
Những trái này sau khi giú trong khí đá, vỏ trái có màu vàng sáng, thịt trái
vàng tươi, có mùi thơm, vị ngon.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết
luận:
- Trái có tỷ trọng từ 1-1.02 cho màu sắc và phẩm
chất tốt nhất, tỷ trọng trái tăng thì hàm lượng các chất như: chất khô, đường,
TSS, TA cũng tăng, tỷ trọng trái là đặc tính dùng chỉ thị cho tuổi thu hoạch
trái.
- Trái xoài được xử lý với nước nóng có nồng độ
1000 ppm Benomyl cho hiệu quả nhất hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trên trái
sau thu hoạch.
- Cao điểm phóng thích
ethylene và cường độ hô hấp cao xuất hiện ngay sau khi thu hoạch và tạo thành
đỉnh cao của xoài cát Hòa Lộc xảy ra trong 2 ngày sau khi thu hoạch. Chỉ số
diệp lục trong vỏ trái xoài cát Hòa Lộc giảm dần sau khi thu hoạch, đặc biệt là
giảm nhanh trong 2 ngày đầu. Vào ngày thứ sáu STH, trái bắt đầu mềm đến ngày
thứ 8 trái bắt đầu mềm hoàn toàn. TA giảm sút rõ rệt ngay sau khi đỉnh hô hấp
đầu tiên xuất hiện. Ngược lại, pH gia tăng theo thời gian tồn trữ. Tổng chất
rắn hòa tan gia tăng nhanh sau khi đỉnh hô hấp đầu tiên xuất hiện và tiếp tục
duy trì cao cho đến khi chín hoàn toàn.
- Benzyl adenine ngăn cản một cách hữu
hiệu sự chuyển hóa acid của thịt trái, kìm hãm quá trình gia tăng TSS của trái
trong vòng 6 ngày đầu sau khi thu hoạch. Ngăn cản hữu hiệu sự phân hủy diệp lục
tố của vỏ trái. Duy trì độ cứng của trái xoài cát Hòa Lộc, nhất là ở từ 2 - 4
ngày STH.
-
Xử lý Ca(NO3)2 và CaCl2 ở nồng độ 1000 ppm vào
2 tháng trước khi thu hoạch: duy trì độ cứng trái STH, trái chỉ mềm ở ngày thứ
6 và 8, có khả năng duy trì màu xanh của vỏ trái đến ngày thứ 8 STH đặc biệt là
CaCl2. Ngăn cản có hiệu quả sự chuyển hóa acid, kìm hãm quá trình
gia tăng TSS, ngăn chặn sự chuyển hóa tinh bột và acid thành đường của trái
xoài.
- Bảo quản lạnh trái
xoài kéo dài thời gian tồn trữ và không làm thay đổi tiến trình chín của trái
khi ra khỏi lạnh. Trái xoài cát Hòa Lộc được bao bằng túi PE có đục 10 lổ kim
và bảo quản trong điều kiện lạnh từ 5-13oC có thể tồn trữ trái được
22 ngày.
2. Đề nghị:
Xử lý Ca(NO3)2
và CaCl2 ở nồng độ 1000 ppm vào 2 tháng trước khi thu hoạch. Thu hoạch trái
khi có tỷ trọng từ 1 đến 1,02. Có thể áp dụng biện pháp bảo quản lạnh trái xoài
cát Hòa Lộc trong túi PE để kéo dài thời gian tồn trữ. Cần tiếp tục thử nghiệm
này ở qui mô lớn để có thể ứng dụng thiết thực cho sản xuất.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ