Kỹ thuật canh tác tổng hợp làm tăng khả năng chống chịu bệnh vàng lá gân xanh của cam, quýt và hạn chế sự phát triển của bệnh
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Bảo Vệ; Cơ quan thực hiện: Khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ; Thời gian thực hiện: 1999-2001
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính đến năm 1995, diện tích cây cam quýt
ở Cần Thơ có đến 16.526 ha. Tuy nhiên, đến năm 1996, diện tích vườn cam quýt đã
giảm xuống còn 15.233 ha. Do vườn cam quýt bị bệnh nặng gây thất thu, nông dân
chuyển qua trồng những loại cây ăn trái khác. Một trong những bệnh quan trọng
nhất đó là bệnh vàng lá gân xanh (VLGX). Theo kết quả điều tra của Phạm Văn Kim
(1997), năm 1995 có khoảng 20,5% cây bị bệnh, và con số này gia tăng đáng kể
trong năm 1996 là 57,7% nên tỷ lệ cây mạnh giảm từ 53,2% năm 1995 xuống còn
23,6% năm 1996. Đến nay chưa có giống cam quýt nào kháng được bệnh VLGX và cũng
chưa có thuốc trị hữu hiệu được chấp nhận. Cách đối phó duy nhất là phòng ngừa
và làm cho cây sung mãn để khu trú bệnh. Khi có biện pháp canh tác thích hợp, bệnh
không có cơ hội lan rộng và mầm bệnh bị cô lập và thu hẹp lại dần, thì ngành trồng
cam quýt có thể phục hồi.
II.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu:
-
Để loại dần mầm bệnh ra khỏi vườn cam quýt đã nhiễm bệnh.
-
Tìm ra một dung dịch dinh dưỡng thích hợp để khắc phục triệu chứng VLGX và nhỏ
lá của cam quýt.
-
Thử nghiệm qui trình canh tác tổng hợp làm tăng khả năng chống chịu bệnh VLGX của
cam quýt và giảm sự bộc phát của bệnh.
2. Nội dung:
- Điều tra vườn cam quýt của nông dân để
tìm mối tương quan giữa biện pháp canh tác và cường độ của bệnh VLGX trên cam
quýt.
- Thử nghiệm các dạng
và liều lượng dung dịch dinh dưỡng nhằm khắc phục triệu chứng VLGX và nhỏ lá
trên những cây cam quýt mới có triệu chứng bệnh.
-
Áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp gồm: giúp cho bộ
rễ phát triển khoẻ mạnh, hạn chế sự phát tán triệu chứng VLGX. Một số kỹ thuật
khác giúp cây khỏe mạnh (phun dung dịch dinh dưỡng SO4-(Zn+Mn)
2 tháng một lần với nồng độ là 5.000 ppm. Trung bình mỗi điểm thí nghiệm được
phun 11 lần. Phun phân bón lá Complate với liều lượng 30 ml cho bình 8 lít. Ba
tuần phun một lần. Trung bình mỗi điểm thí nghiệm có 32 lần phun Complate. Công
thức phân bón cho cây từ 2 năm tuổi trở xuống như sau: 150-100-60. Còn những
cây trên 2 năm tuổi được bón theo công thức 250-200-120).
3.
Phương pháp thực hiện:.
-Điều
tra vườn cam quýt của nông dân (ND) điều tra có định hướng gồm hai đối tượng:vườn
ND ít hoặc không bị bệnh và vườn ND bị bệnh nhiều. Chọn vườn cam quýt còn tơ và
đang ổn định cho trái.
-
Sử dụng các dưỡng chất trong việc phòng ngừa và khắc phục triệu chứng VLGX trên
cam mật, quýt đường ở các mức độ tuổi cây, cấp độ bệnh 7 nghiệm thức:
Humic acid- (Zn+Mn) nồng độ 5000 ppm, 2500 ppm; EDTA- (Zn+Mn) nồng độ 5000 ppm,
2500 ppm, Sulphate- (Zn+Mn) nồng độ 5000 ppm, 2500 ppm.
- Thí nghiệm ở 10 vườn cam quýt của nông dân trồng cam mật, quýt đường
và cam sành, có tuổi từ mới trồng đến trưởng thành, có 1-2 công/mỗi vườn được
chọn làm thí nghiệm áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp, diện tích còn lại được
nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác riêng của mình dùng để làm đối chứng.
III.KẾT QUẢ THỰC
HIỆN:
1.Kết quả điều
tra vườn cam quýt của nơng dn
-
Nhân giống và sự xuất hiện bệnh VLGX trên cam quýt
Kết quả điều tra và khảo sát cho thấy, khả năng nhiễm bệnh
VLGX ở những vườn ít bệnh thường áp dụng phương pháp nhân giống bằng cách chiết
hay trồng hột. Nhóm vườn bệnh ít có các tỷ lệ bệnh là: nhân giống bằng chiết là
69%, phương pháp nhân giống bằng tháp có tháp cành 6% và tháp bo 12%, vườn nhân
giống bằng hột chiếm tỷ lệ 13%. Ở nhóm vườn ít bệnh có tỷ lệ nhân giống bằng
chiết và hột là 82%, trong khi ở nhóm vườn bệnh nhiều tỷ lệ này là 53%. Ngược lại,
phương pháp tháp ở nhóm vườn bệnh ít là 18%, còn ở nhóm vườn bệnh nhiều là 37%.
Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả là bệnh VLGX
không truyền qua con đường hột.
-
Chỉ tiêu chọn cây mẹ để nhân giống:
các vườn bệnh ít, chọn
cây lá to, xanh tỷ lệ 31%, trái đẹp tỷ lệ 30%, chọn tuổi cây từ 3-5 tuổi có
46%.
-
Nguồn cây giống: đa số các hộ ở vườn bệnh ít chọn giống từ
vườn nhà, tỷ lệ chiếm đến 62%, trong đó mua ở vườn quanh xóm 30% và mua từ các
ghe bán giống trôi nổi chỉ 3%.
- Phòng trị
rầy chổng cánh và sự xuất hiện bệnh VLGX trên cam quýt:
+
Sử dụng thuốc: hầu hết nông dân vẫn còn sử dụng thuốc gốc lân hữu cơ,
các vườn bệnh ít có tỷ lệ vườn sử dụng Methyl Parathion 50ND là 15%, Thuốc
Basudin có 27%, thuốc Azodrin 40ND, có 35% số hộ sử dụng.
Thuốc Carbamate nhìn chung nông dân sử dụng với
số lượng nhiều hơn. Ở các vườn bệnh ít, tỷ lệ sử dụng: Bassa 50ND 57%, thuốc
Furadan LD50 là 50%.
Nông
dân sử dụng nhiều thuốc gốc cúc hơn các nhóm khác. Ở vườn bệnh ít tỷ lệ sử dụng thuốc Sherpa 25EC 61%, thuốc Decis 25EC 57%,
thuốc Sumi-alpha 10EC là 60%.
Với
thuốc sinh học cũng có khá nhiều nông dân sử dụng. Đa số các vườn bệnh ít sử dụng
thuốc Trebon 10EC 65%.
+ Phương
pháp phòng trị rầy chổng cánh và sự xuất hiện bệnh VLGX:
*
Biện pháp diệt kí chủ phụ: đa số nông dân ở vườn bệnh ít không có trồng
cây ký chủ phụ. Tỷ lệ hộ biết ký chủ phụ của rầy chổng cánh ở các vườn bệnh ít
chiếm 69%.
*
Hạn chế sự di chuyển của rầy: đa số các vườn bệnh ít đều có trồng cây chắn
gió, chiếm 75%. Kết quả cho thấy, đa số nông dân không biết rằng trồng cây chắn
gió sẽ hạn chế sự di chuyển của rầy. Thông thường, các chủ vườn có quan tâm đến
nghề trồng cam thì luôn chú trọng đến việc trồng xen nên bệnh ít xuất hiện
trong vườn hơn.
*
Sự loại bỏ mầm bệnh: loại bỏ cành bệnh, đốn bỏ cây bệnh. Đa số các vườn
bệnh ít đều thực hiện việc loại bỏ cành bệnh, tỷ lệ này chiếm 97%. Ở các vườn bệnh
ít, tỷ lệ đốn bỏ cây bệnh khi cây bị bệnh cấp ba chiếm 94% một số nông dân tiến
bộ, chịu tiếp thu theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, mạnh dạn tỉa bỏ cành
bệnh. Chính vì vậy mà vườn họ có kết quả tốt.
-
Kỹ thuật làm cây sung mãn:
+
Bón phân: việc sử dụng phân đa lượng ở các vườn bệnh ít khá cân đối.
Có đến 70% hộ sử dụng đạm liều lượng từ 150-200 kg N/năm, 54% hộ sử dụng lân liều
lượng từ >40 kg P2O5/năm và 73% số hộ sử dụng kali liều
lượng từ 150-200 kg K2O /năm.
+
Chiều sâu mực nước trong mương và bờ bao ngăn lũ: ở các vườn bệnh ít, mực
nước trong mương >40 cm chiếm tỷ lệ
97%. Giữ mực nước trong mương vườn luôn cách mặt liếp 60 cm là tốt nhất. Nhóm
vườn bệnh ít, tỷ lệ vườn có bờ bao là 94% chỉ có 6% số vườn là không có bờ bao.
+ Giữ cỏ trong vườn: tỷ lệ vườn không
làm cỏ ở nhóm vườn bệnh ít cao hơn nhiều so với nhóm vườn bệnh nhiều và nông
dân cho rằng nuôi cỏ trong vườn giúp cho cây mạnh khỏe hơn vì cỏ làm cho đất được
tơi xốp, thông thoáng hơn, cỏ làm mát gốc cây giúp cho đất giảm hiện tượng lèn
mặt.
+
Bồi sình non: ở nhóm vườn bệnh ít, đa số vườn đều được bồi sình non mỗi năm 1 lần
chiếm tỷ lệ đến 88%.
2. Hiệu quả của một số dưỡng chất phòng
ngừa,khắc phục triệu chứng VLGX trên cam
mật, quýt đường,
- Hiệu quả của dưỡng chất Zn+Mn: triệu chứng VLGX hồi phục đạt đỉnh cao ở
tuần 6 và 7, ở tuần 6, tỷ lệ chồi hồi phục đạt cực đại và hồi phục hoàn
toàn. Các chồi mang lá biểu hiện triệu chứng VLGX ở giai đoạn sơ khởi và có tuổi
lá chưa già thì sự phục hồi nhanh. Vào tuần 7, dưỡng chất Humic acid-(Zn+Mn)
5000 ppm có tỷ lệ chồi hồi phục là 44,66%. Ở dung dịch Sulpphate-(Zn+Mn) vào tuần
7 đạt tỷ lệ chồi hồi phục 31,62% ở cùng nồng độ 5000 ppm.
Humic acid-(Zn+Mn) luôn tỏ ra ưu thế hơn so với EDTA-(Zn+Mn)
và Sulphate-(Zn+Mn) ở cả hai nồng độ
5000 ppm và 2500 ppm
-
Ảnh hưởng của Sulphate - (Zn + Mn) đến
cam mật, quýt đường có tuổi cây và mức độ bệnh khác nhau:
Cam mật:
- Trên cây tơ: so sánh kết quả giữa các tuần thì có hiệu quả
nhất và tỷ lệ chồi hồi phục tiếp tục tăng và đạt cao nhất với mức độ bệnh sơ khởi ở tuần thứ 7, trong đó ở nghiệm thức phun dưỡng chất 5000 ppm, tỷ
lệ chồi hồi phục là 89,3% và 2500 ppm là 68,8%. Đây là thời điểm quan trọng để đánh
giá hiệu quả của việc áp dụng dưỡng chất.
Ở mức độ
bệnh trung bình: tuần 5 và 6 có tỷ lệ chồi hồi phục ở nghiệm thức phun với nồng
độ 5000 ppm là 45,7% và 56,0%, nồng độ 2500 ppm là 43,9% và 56,9%.
- Trên cây cho
trái: có hiệu quả và tỷ lệ chồi hồi phục đạt cao nhất ở tuần 7 với mức độ bệnh
sơ khởi, trong đó có nghiệm thức 5000 ppm có tỷ lệ chồi hồi phục là 72,3%.
Ở mức độ bệnh trung bình đạt cao nhất thì tuần 7 là tuần mà tỷ lệ chồi hồi phục đạt cao nhất, ở nồng độ 2500
ppm là 37%, ở nồng độ 5000 ppm là 41,3%.
- Trên cây 2 tuổi: chồi hồi phục có xử lý
dưỡng chất tăng dần từ tuần 2, đạt tỷ lệ chồi hồi phục cao nhất ở tuần thứ 7 và
sau đó giảm dần ở những tuần kế tiếp.
Quýt đường:
- Trên cây tơ: mức độ bệnh sơ khởi, tỷ lệ chồi hồi phục tiếp
tục tăng và đạt cao nhất ở tuần 7. Ở nồng độ 5.000 ppm, tỷ lệ chồi hồi phục đạt
cao nhất ở tuần 7 là 68,3%. Ở nồng độ 2.500 ppm là 58,3%.
Ở mức độ bệnh trung bình đạt cao nhất vào tuần 7, với
nồng độ 2.500 ppm, tỷ lệ chồi hồi phục ở tuần 7 là 35,7% và 5.000 ppm là 52,0%.
- Trên cây cho trái: ở mức độ bệnh sơ khởi thì tuần 7 tỷ lệ hồi phục đạt cao
nhất, nồng độ 2.500 ppm có tỷ lệ chồi hồi phục là 35,7% và nồng độ 5.000 ppm là
48,7%
Ở mức độ
bệnh trung bình thì vào tuần 7 có tỷ lệ chồi hồi phục đạt cao nhất ở nồng độ .500
ppm tỷ lệ chồi hồi phục là 35,7%, ở nồng độ 5.000 ppm là 44,3%.
- Trên cây 2 tuổi: tỷ lệ chồi hồi phục của cây tơ tăng dần qua các tuần và đạt
cao nhất vào tuần 6 là 14,75%.
3. Kết quả thí nghiệm trên mộ số vườn nông dân sau khi áp dụng
biên pháp canh tác tổng hợp (BPCTTH)
- Vườn của ông Nguyễn Văn Vốn: vườn quýt đường đã được 3 tuổi, cây con được
chiết từ các cây lớn còn lại trong vườn, tình trạng cây phát triển trung bình.
Kết quả thí nghiệm ở lô có áp
dụng BPCTTH tỷ lệ cây bị nhiễm VLGX có chiều hướng giảm. Lúc bắt đầu tỉ lệ cây
bị VLGX là 16,7%, sau khi kết thúc chỉ còn 10%, trong khi ở lô đối chứng thì tỉ
lệ cây nhiễm bệnh có chiều hướng gia tăng lúc bắt đầu chỉ có 16,7% lúc kết thúc
là 20%. Tổng số chồi bệnh/cây ở lô có áp dụng BPCTTH thì số chồi bệnh/cây khi kết
thúc thí nghiệm là 5 chồi, ở lô không đối chứng số chồi bệnh/cây là 47,7 chồi.
- Vườn của ông Nguyễn Thanh
Phong (vườn
cam mật cây đã được hai tuổi): đối với cây có áp dụng BPCTTH khi thí nghiệm kết
thúc số cây bị triệu chứng VLGX hoàn toàn không có, trong khi đó ở lô đối chứng
tỉ lệ này có chiều hướng gia tăng từ 10 lên đến 13,3%. Tỉ lệ chồi bệnh chồi bệnh
trên cây có bệnh cũng tăng theo, khi bắt đầu thí nghiệm chỉ có 3,32% đến khi kết
thúc là 6,05%.
- Vườn của ông Lê Bá Phước (vườn cam sành): ở lô
có áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp sau thời gian chăm sóc cây bị bệnh VLGX được
loại trừ dần, còn ở lô đối chứng do không áp dụng biện pháp canh tổng hợp tỉ lệ
cây bị bệnh có chiều hướng tăng dần (10%) và số chồi bệnh cũng tăng theo
(21,2%).
- Vườn của ông Trần Văn Bé (vườn cam mật, 3 tuổi): ở lô
có áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp cây bị nhiễm VLGX được loại trừ, khí bắt
đầu thí nghiệm tỉ lệ cây bị bệnh chiếm 13,3 % nhưng đến khi thí nghiện kết thúc
các cây bị bệnh không còn chồi bệnh hiện diện trên cây. Trong khi đo, ở lô đối
chứng giai đoạn đầu có 20 % cây bị bệnh nhưng đến lúc thí nghiệm kết thúc là
25% và số chồi bệnh trên cây cũng tăng theo từ 5,35% lên đến 9,49%.
- Vườn của ông Nguyễn Văn Hiểu
(vườn cam mật
và cam sành): đối với cây có áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp tình trạng cây
bị VLGX được khắc phục hoàn toàn, tỉ lệ cây bị VLGX ở giai đoạn đầu thí nghiệm là 13,3 %, tỉ lệ chồi bệnh là 1,4%. Kết thúc
thí nghiệm trong 30 cây theo dõi không còn cây nào có biểu hiện VLGX, nhưng ở
lô đối chứng thì ngược lại, tỉ lệ cây bị bệnh cũng như số chồi bệnh trên cây
ngày càng tăng, lúc bắt đầu thí nghiệm tỉ lệ cây bị bệnh (10%) đến khi kết thúc
tỉ lệ nầy tăng đến 13,3%, số chồi bệnh trên cây cũng có chiều hướng gia tăng từ
2,28% lên đến 4,59% và mức độ bệnh trên cây cũng tăng từ 1 đến 1,75.
- Vườn của ông Nguyễn Văn Ba (vườn quýt đường, 3 tuổi,
tình trạng cây phát triển trung bình): tỉ lệ cây bị bệnh, số chồi bệnh, cấp bệnh
cũng giống như ở vườn ông Hiểu. Đối với lô thí nghiệm có áp dụng biện pháp canh
tác tổng hợp thì tỉ lệ nầy có chiều hướng giảm và không còn cây bị bệnh khi thí
nghiệm kết thúc. Còn ở lô không áp dụng biện pháp canh tác thì tỉ lệ cây bị bệnh
tuy không tăng (13,3%) nhưng số chồi bệnh trên cây vẫn tăng từ 4,24% cho đến khi thí nghiệm kết thúc là
7,08%.
- Vườn của ông Lê Văn Tám (vườn
cam mật và cam sành): ở lô đối chứng tỉ lệ cây bị bệnh ngày càng tăng (từ
13,3% đến 16,7%), phần trăm chồi bệnh trên cây tăng từ 5,96 đến 9,56%. Trong
khi đó với lô thí nghiệm áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp thì tỉ lệ cây bị bệnh
từ 16,7% giảm hẳn xuống không còn cây nào có triệu chứng VLGX. Như vậy với biện
pháp canh tác tổng hợp cây phát triển ngày càng tốt đẩy lui dần bệnh VLGX ra khỏi
vườn.
- Vườn của ông Nguyễn Văn
Tiếp (vườn quýt đường): những cây trong lô đối chứng tỉ lệ cây nhiễm
bệnh từ lúc bắt đầu thí nghiệm cho đến lúc kết thúc có chiều hướng giảm dần (từ
13,3% còn 10%). Song song theo đó, phần trăm chồi bệnh trên cây cũng giảm từ
3,95% xuống còn 0,30%. Trong khi ở lô đối chứng, mặc dầu tỉ lệ cây bệnh không tăng
nhưng số chồi bệnh trên cây tăng từ 6,45% lên 9,95%.
- Vườn của ông Ngô Hồng Hải
(vườn cam mật, 2 tuổi): đối với lô thí nghiệm tỉ lệ cây bị bệnh ngày càng giảm,
từ 13,33% chỉ còn 10% sau 2 năm, số chồi bệnh trên cây cũng giảm dần từ 3,95%
chỉ còn 0,30%. Còn lô đối chứng tỉ lệ nầy lại tăng từ 10 đến 13,3% và số chồi bệnh
cũng tăng theo từ 6,45% đến 9,95%.
IV.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.
Kết luận
- Humic acid-(Zn+Mn) tỏ ra hiệu quả hơn EDTA-(Zn+Mn) và
Sulphate-(Zn+Mn) trong khả năng giúp chồi hồi phục cũng như phòng ngừa triệu chứng
VLGX. Khi lá biểu hiện triệu chứng VLGX ở giai đoạn sơ khởi có thể phun Humic
acid-(Zn+Mn) 2500 ppm 2 lần, mỗi lần phun cách nhau một tuần. Đối với chồi biểu
hiện triệu chứng VLGX khi lá non có đường kính 5 -15 mm có thể phun Humic
acid-(Zn+Mn) 2500 ppm 2 lần, lần đầu lúc đường kính lá non 5 - 15 mm lần sau
cách lần phun trước 1 tuần.
- Kẽm và Mangan trong dưỡng chất cung cấp qua hai lần phun
giúp triệu chứng VLGX hồi phục đạt đỉnh cao ở tuần 6, 7 sau đó không tăng nữa.
- Triệu chứng VLGX trên cam mật và quýt đường có
liên quan đến sự thiếu kẽm và mangan. Dưỡng chất (Zn + Mn) giúp cho lá trưởng
thành khắc phục triệu chứng bệnh khá tốt, cũng như làm chậm sự xuất hiện triệu
chứng VLGX ở chồi non, dù hiệu quả chưa cao.
- Phun Sulphate - (Zn + Mn) với nồng độ 5000 ppm
giúp cho chồi hồi phục cao nhất, đặc biệt là trên cam mật và quýt đường còn tơ
và khi bệnh vừa mới xuất hiện ở mức độ sơ khởi. Tỷ lệ hồi phục là 89,3% và
68,3% sau 7 tuần phun thuốc nhưng sau đó giảm dần.
Sulphate - (Zn + Mn) cung cấp qua hai lần phun đầu
giúp triệu chứng VLGX hồi phục đạt đỉnh cao nhất ở tuần 6, 7. Tuy nhiên, phun
thuốc lần 3 sau tuần 8 không giúp cho cây khắc phục triệu chứng VLGX đáng kể.
- Ở cùng mức độ bệnh, cây tơ khả năng hồi phục
luôn cao hơn cây cho trái. Khi xét ở cùng một tuổi cây, những cây có bệnh ở mức
độ sơ khởi hồi phục tốt hơn cây có bệnh ở mức độ trung bình.
- Áp dụng biện pháp canh tác tổng
hợp rất có hiệu quả trên các thí nghiệm tại vườn nông dân.
2. Đề nghị
- Tuy phun Sulphate - (Zn + Mn) có làm giảm triệu
chứng VLGX ở lá trưởng thành cũng như làm chậm sự xuất hiện triệu chứng VLGX ở
lá non trên cam mật và quýt đường, nhưng sau đó triệu chứng bệnh vẫn xuất hiện
trở lại. Do đó, biện pháp tốt nhất vẫn là loại bỏ cành bệnh ra khỏi vườn càng sớm
càng tốt.
- Tuy nhiên, việc khuyến cáo phải đốn bỏ toàn bộ
những vườn cam quýt đang nhiễm bệnh cũng là một vấn đề của xã hội, rất khó thực
hiện trong nông dân. Vì thế để giải quyết những vườn bị nhiễm bệnh mà chưa đốn
bỏ toàn bộ, có thể khuyến cáo nông dân bổ sung thêm Zn + Mn giúp cây chống chịu
được bệnh hoặc làm khu trú bệnh. Nhưng phải triệt để diệt rầy chổng cánh để ngăn
ngừa sự lan truyền bệnh.
- Bệnh VLGX không thể phòng trị riêng lẽ từng hộ mà có kết
quả. Cũng không thể thuyết phục mọi người dân đốn bỏ cùng lúc cây có múi. Do đó,
cần phải “xã hội hóa” biện pháp canh tác tổng hợp để người dân loại dần mầm bệnh
ra khỏi vùng sản xuất thì mới khôi phục được ngành trồng cây của ĐBSCL.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ