Xây dựng và phát triển mạng lưới nhân giống lúa cung cấp lúa giống tỉnh Cần Thơ.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Lang; Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL; Thời gian thực hiện: 2001 – 2003.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa là cây cung cấp lương thực quan trọng nhất. Những
năm gần đây, việc tạo ra nhiều giống mới bổ sung vào cơ cấu cây lúa đã được
quan tâm. Sau năng suất thì chất lượng quyết định giá cả và là yếu tố quan
trọng trong chương trình chọn giống. Có giống mới nhưng vấn đề tổ chức mạng
lưới để nhân giống là nhu cầu rất cần thiết. Đề tài được thực hiện giúp cho
tỉnh bước đầu xây dựng mạng lưới và nhân giống nhanh và cung cấp cho nông dân.
II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.
Mục tiêu:
Với
mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới nhân và cung cấp giống tỉnh Cần Thơ,
xây dựng vùng sản xuất lúa cấp xác nhận với những nông dân được chọn lựa; cung
cấp hạt giống tác giả, hạt giống nguyên chủng cho 9 điểm khảo nghiệm và 3 điểm
trình diễn bao gồm 60 ha và tập huấn cho 600 nông dân và cán bộ khuyến nông
trong mạng lưới sản xuất giống đưa năng suất tăng 10% trong vùng mục tiêu.
2. Nội dung nghiên cứu:
- Cung cấp giống lúa cho tỉnh.
- Khảo nghiệm giống mới.
- Xây dựng điểm trình diễn 60 ha
- Tập huấn cho 600 nông dân và cán bộ nông
nghiệp.
III. KẾT QUẢ
1. Cung cấp giống lúa cho tỉnh
Từ một
số giống được chọn lọc trong các dòng có nhiều triển vọng từ bộ lai tạo của
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được đưa ra so sánh để chọn ra một
số dòng triển vọng đưa vào sản xuất. Trong vụ Hè Thu (HT), đã thử nghiệm với 14
nhóm giống A0 (dùng giống OM 90 làm đối chứng) và 7 giống A1
(dùng OMCS 2000 làm đối chứng). Hầu hết các giống kháng đạo ôn và rầy nâu ở mức
trung bình. Phẩm chất gạo ngon, thon dài, trong. Trong đó, có một số giống năng
suất khá cao.
Nhằm chọn ra giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn
ngày, năng suất cao, kháng sâu bệnh và có phẩm chất gạo tốt đưa vào sản xuất,
phục vụ cho vùng bị ảnh hưởng phèn nhẹ. Chọn ra 15 giống mới lai tạo tại Viện
lúa ĐBSCL thuộc nhóm A1 (thời gian sinh trưởng dưới 105 ngày) để bố
trí thí nghiệm, những giống này chủ yếu đưa vào thí nghiệm để so sánh với các
giống cấy mô và dùng marker phân tử, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với
3 lần lập lại. Phân bón 100 - 40 - 00 kg NPK/ha. Khoảng cách 20 x 15 cm. Kết
quả đạt được như sau:
Bảng
1: Một vài đặc tính nông học của các giống lúa có triển vọng phục vụ cho vùng
phèn nhẹ
Các giống
trình diễn có thời gian sinh trưởng ngắn từ 90 đến 105 ngày. Chiều cao cây phần
lớn các giống thuộc dạng cao cây chỉ có 3 giống là thuộc dạng thấp cây 93 - 96
cm: OM 2628 - 37, OM 2491 là 3729, OM
2963. Các giống có chiều dài bông từ trung bình đến hơi dài, dài nhất là OM
2491 là 27cm. Mật độ bông của các giống khá cao đa số trên 300 bông chỉ có 4
giống hơi thưa hơn trong vụ Đông Xuân (ĐX) 2002 - 2003, các giống sinh trưởng
và phát triển tốt nên cho năng suất cao OM 4495, OM 2491 đạt 7,1 tấn/ha như các
giống OM 2869, OM 2855, OM 2463 và OM
2868 năng suất trên 5 tấn/ha và giống OM 2860 năng suất thấp nhất nhóm
(2,8 tấn/ha) nguyên nhân là do bị khô cổ bông ngay từ khi lúa mới trổ.
Đa số các giống trình diễn có dạng chấp nhận được, năng
suất cao, sạch bệnh (OM 4495, OM 2491, OM 2869, OM 2492, OM 2495, OM 2963). Bên
cạnh đó, các giống vẫn còn một số như yếu rạ, chiều cao chưa đều (OM 2868);
thời gian sinh trưởng kéo dài (OM Busok).
2. Khảo nghiệm trên các
huyện
Trong
vụ ĐX 2002, thử nghiệm 9 điểm trên địa bàn tỉnh Cần Thơ: Phụng Hiệp (2 điểm),
Thốt Nốt (2 điểm), Ô Môn (2 điểm), Vị Thủy (1 điểm), Châu Thành A (1 điểm) và
Long Mỹ (1 điểm) và 8 giống có năng suất cao, ngắn ngày: 2 giống được công nhận
giống năm 2002, AS 996 và OM 2395 (công nhận giống khu vực hóa) đưa vào để kiểm
nghiệm.
Bảng
3: Năng suất trung bình tại 9 điểm vụ ĐX
2002
Năng suất vụ ĐX được thể hiện trên 9 điểm thử nghiệm với
8 giống, giống có năng suất cao nhất là OM 2395 (7,28 tấn/ha) kế đến là giống
OM 2665 (7,16) và AS 996 (7,06). Điểm có năng suất cao nhất là huyện Vị Thủy,
kế đến là Thốt Nốt.
Xây dựng điểm trình diễn cho 60 ha
Chọn các huyện Ô Môn, Long Mỹ và Phụng
Hiệp để xây dựng điểm trình diễn, mỗi
huyện 20 ha. Các giống nằm trong chương trình giống lúa xuất khẩu IR 64, OMCS 2000,
OM 3536 ... Bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên và sạ theo hàng 100kg/1 ha.
Phân bón 80 - 40 - 40 NPK.
Kết
quả: qua vụ ĐX 2002, cho thấynăng suất đạt 6,7 tấn/ 1 ha tăng so với ban đầu là
6,1 tấn/ha. Tính bình quân cả 2 vụ tăng 5,8 tấn/ha. Điều này phù hợp với chương
trình đặt ra cho tỉnh. Kết quả ghi nhận năng suất vụ ĐX và HT trên diện rộng 60
ha.
Bảng
4: Năng suất trung bình trên diện tích 20 ha/ 1điểm
Để so
sánh hiệu quả, đề tài đã đầu tư tiếp tục theo dõi các hộ trong vụ ĐX 2003 với
năng suất của các giống được ghi nhận.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ