Cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã phường, thị trấn ở tỉnh Cần Thơ- Thực trạng và những đề xuất.
Chủ nhiệm đề tài: Ths.Phạm Phi Hùng; Cơ quan chủ trì: Trường Chính trị tỉnh Cần Thơ; Thời gian thực hiện: 1998–1999.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã,
phường, thị trấn (gọi chung là cơ sở) là nơi trực tiếp diễn ra phong trào cách
mạng quần chúng, là nơi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
biến thành hiện thực... Nhưng nhìn chung trình độ, năng lực cán bộ cơ sở còn
hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, để xảy ra nhiều vụ việc khiến dân
khiếu kiện, làm mất uy tín, mất lòng tin của dân đối với Đảng và Nhà nước.
Để đánh giá đúng thực trạng chất
lượng cán bộ cơ sở và đề ra các biện pháp xây dựng đội ngũ này đảm bảo tiêu
chuẩn và yêu cầu nhiệm vụ, trường Chính trị tỉnh Cần Thơ đã chủ trì đề tài khoa
học: “Cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cần Thơ
- thực trạng và những đề xuất” nhằm góp phần thực hiện kế hoạch 05/KH-TU
của Tỉnh ủy Cần Thơ về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa
(CNH), hiện đại hóa (HĐH).
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu:
Đánh giá thực
trạng chất lượng cán bộ chủ chốt, hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Cần Thơ nhằm
cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ cơ sở và đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ
cán bộ cơ sở góp phần thực hiện kế hoạch 05/KH-TU của Tỉnh ủy Cần Thơ về chiến
lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
2. Nội
dung:
- Thông qua
điều tra xã hội học, khảo sát thực tế đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hệ thống
chính trị cơ sở để nắm được thực trạng chất lượng cán bộ cơ sở của tỉnh hiện
nay.
- Từ kết quả
điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá, thực trạng chất lượng cán bộ chủ chốt ở
cơ sở, so sánh với tiêu chuẩn, với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay và thời gian tới.
- Từ đó, cụ
thể hóa tiêu chuẩn người cán bộ cơ sở dựa theo tiêu chuẩn chung của cán bộ đã
được Trung ương đề ra và đặc điểm tình hình thực tế của địa phương.
- Trên cơ sở
tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ cơ sở đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ chủ
chốt hệ thống chính trị cơ sở của tỉnh, góp phần thực hiện kế hoạch 05/KH-TU
của Tỉnh ủy Cần Thơ về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
3. Phương
pháp:
- Điều tra xã
hội học, khảo sát thực tế về chất lượng cán bộ chủ chốt ở cơ sở.
- Tham khảo
tài liệu, báo cáo của Trung ương và địa phương.
- Thống kê số
liệu, thông tin thu thập, phân tích, so sánh với tiêu chuẩn cụ thể cán bộ cơ sở
dựa theo tiêu chuẩn cán bộ của trung ương đề ra và tình hình thực tế của địa
phương.
III. KẾT
QUẢ
1. Đánh giá
thực trạng chất lượng cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Cần Thơ:
a) Đánh giá
thực trạng chất lượng Bí thư, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (cơ sở)
Qua kết quả
điều tra, khảo sát cho thấy:
- Tuổi đời hầu
hết bí thư, chủ tịch có độ tuổi từ 41 đến 50 (bí thư là 76%, chủ tịch 62%).
- Trình độ học
vấn: đa số bí thư, chủ tịch có trình độ cấp III (bí thư 92,7%, chủ tịch 77,3%),
số còn lại là cấp II.
- Trình độ
chính trị cao cấp và đại học: bí thư 44%, chủ tịch 26%, số còn lại là trung
cấp.
- Trình độ
chuyên môn: 90% bí thư, chủ tịch chưa được học tập có hệ thống chương trình
khoa học - kỹ thuật, kinh tế từ sơ cấp, trung cấp, đại học.
- Nguồn gốc:
hầu hết bí thư, chủ tịch là người địa phương, đều trưởng thành từ phong trào
cách mạng ở địa phương.
- Năng lực
công tác: phần đông bí thư, chủ tịch làm được nhiệm vụ hiện tại nhưng còn hạn
chế, hiệu quả chưa cao.
- Phẩm chất
(đạo đức): hầu hết bí thư, chủ tịch được cán bộ, đảng viên và nhân dân địa
phương nhận xét là tốt (trên 50%).
b) Thực
trạng chất lượng cán bộ khối dân vận (Mặt trận và các đoàn thể).
Kết quả điều
tra, khảo sát thực tế cho thấy chất lượng cán bộ chủ chốt khối dân vận ở cơ sở:
trình độ học vấn còn thấp, trình độ lý luận chính trị chưa cao, nghiệp vụ về
công tác dân vận và quản lý nhà nước chưa được đào tạo cơ bản, tuổi đời cao (có
người trên 60 tuổi).
Tóm lại, chất
lượng cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở của tỉnh chưa đảm bảo chuẩn -
nhất là về trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đây là tồn
tại cần phải được giải quyết sớm.
Những nguyên
nhân chủ yếu của tồn tài:
- Do tình hình
kinh tế - xã hội địa phương chậm phát triển, dân trí thấp.
- Do chưa cụ
thể hóa được tiêu chuẩn người cán bộ cơ sở, thiếu quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng.
- Do thiếu
những chính sách thỏa đáng đối với cán bộ cơ sở - nhất là chế độ đãi ngộ nên họ
chưa yên tâm công tác và phấn đấu vươn lên.
2. Cụ thể
hóa tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường thị trấn (cơ sở).
Từ thực trạng
chất lượng cán bộ cơ sở, tiêu chuẩn cán bộ đề ra trong Nghị quyết TW.3 (khóa
VIII) và kế hoạch 05/KH-TU của Tỉnh ủy Cần Thơ, Ban chủ nhiệm đề tài cụ thể hóa
tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở:
- Có lập
trường chính trị rõ ràng, vững vàng. Đó là tán thành con đường xã hội chủ nghĩa
ở nước ta, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không chấp nhận
đa nguyên, đa đảng. Nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, không cơ hội, có tinh
thần chống tiêu cực trong đảng và xã hội.
- Gương mẫu
thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ
uy tín của Đảng, không tham nhũng, thu vén cá nhân, có lối sống giản dị.
- Có kiến thức
và năng lực lãnh đạo, năng lực tổ chức
thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên và của cấp mình đề ra. Ham
học hỏi để nâng cao trình độ, năng lực. Có uy tính trong cán bộ và nhân dân.
- Giữ nghiêm
kỷ luật Đảng và chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có phong
cách làm việc dân chủ, không cửa quyền, hách dịch, ức hiếp quần chúng.
Đối với Bí
thư, chủ tịch còn có thêm tiêu chuẩn:
- Trình độ học
vấn phải tốt nghiệp trung học phổ thông và sau năm 2002 phải có trình độ đại
học.
- Trình độ
chính trị và quản lý nhà nước ít nhất phải tốt nghiệp chương trình trung học
chính trị (tại trường chính trị của tỉnh) để có trình độ lý luận nhất định về
quản lý nhà nước. Ngoài phần học trong chương trình trung học chính trị phải
được bồi dưỡng thêm kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế, về an ninh quốc
phòng, về ngân sách, về địa chính...
- Phải thạo
công việc và có năng lực cần thiết như hiểu biết về chức năng nhiệm vụ tổ chức
mà mình đứng đầu, nắm vững tình hình địa phương và có năng lực vận dụng, tổ
chức thực hiện có hiệu quả đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa
phương mình.
3. Một số
giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã,
phường, thị trấn:
Đề tài đề ra
một số giải pháp chủ yếu:
- Xây dựng qui
hoạch và có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Xây dựng kế
hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
- Quản lý và
sử dụng tốt cán bộ cơ sở trong qui hoạch đã được đào tạo.
- Cần có chế
độ chính sách đãi ngộ để họ yên tâm công tác.
- Phải chăm lo
củng cố, xây dựng các đoàn thể quần chúng ở cơ sở vững mạnh, tạo nhân tố cho
qui hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
- Nâng cao
năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
- Tăng cường
công tác kiểm tra của Đảng ở cơ sở.
- Thực hiện
tốt tự phê bình và phê bình trong cán bộ cơ sở.
- Phải củng
cố, kiện toàn, đổi mới nâng cao chất lượng cơ quan và những người trực tiếp làm
công tác cán bộ.
IV. KẾT
LUẬN:
Kết quả thực
hiện đề tài đã đánh giá được thực trạng chất lượng cán bộ chủ chốt hệ thống
chính trị cơ sở của tỉnh Cần Thơ, đã cụ thể hóa được tiêu chuẩn cán bộ cơ sở và
đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở nhằm đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ trọng thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo kế hoạch 05/KH-TU của
tỉnh Cần Thơ.
Kết quả của đề
tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn, làm tài liệu tham khảo,
nghiên cứu và giảng dạy...
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ