SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Vận dụng và bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp giáo dục chủ động trong lĩnh vực phòng chống hút thuốc lá ở học sinh trung học phổ thông.

[24/12/2011 23:49]

Chủ nhiệm đề tài: Bác sĩ Huỳnh Văn Thanh, Bác sĩ Lê Thành Tài; Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ; Cơ quan phối hợp: Sở Y tế Cần Thơ; Đại học Y Dược Cần Thơ; Tỉnh đoàn Cần Thơ, Thời gian thực hiện: 2001 - 2003

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong. Ngoài ung thư phổi, thuốc lá còn gây ra nhiều ung thư khác như thanh quản, họng, dạ dày, thận, bang quang và gây ra nhiều loại bệnh khác, đặc biệt là bệnh về tim mạch.

     Tác hại của thuốc lá không chỉ gặp ở những người hút thuốc lá thường xuyên mà cả những trường hợp hút thỉnh thoảng, đã bỏ hút hoặc không hút (hút thụ động).

     Vấn đề bức xúc hiện nay là tần xuất hút thuốc lá ở thanh thiếu niên luôn cao và tuổi khởi đầu hút ngày một sớm hơn. Đây là một vấn đề đáng báo  động, cần có biện pháp can thiệp vì hút càng sớm tử vong càng cao và vô cùng hao phí. Hút thuốc lá sớm không phải chỉ thấy ngoài xã hội mà cả trong trường học - nơi đào tạo nhân tài cho thế hệ tương lai.

    Ở Việt Nam, cho đến nay việc nghiên cứu những đặc điểm dịch tễ của hiện tượng hút thuốc lá trong  học đường và biện pháp giáo dục cho hiệu quả vẫn còn bỏ ngỏ. Nghiên cứu này mong muốn khởi đầu cho những nét dịch tễ chính của hiện tượng hút thuốc lá trong các trường trung học phổ thông để đề ra biện pháp giáo dục dựa trên cơ sở của phương pháp giáo dục cộng đồng,

II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

     1. Mục tiêu: xác định những đặc điểm dịch tễ của hiện tượng hút thuốc lá trong các trường THPT tỉnh Cần Thơ (cũ), từ đó, đề ra chương trình giáo dục chủ động phòng chống và đánh giá hiệu quả của chương trình từ  đó nhân rộng mô hình.

      2. Phương pháp nghiên cứu:

-         Đối tượng nghiên cứu: học sinh THPT tỉnh Cần Thơ (cũ)

-         Thiết kế nghiên cứu:

+ Giai đoạn 1: nghiên cứu cắt ngang.

+ Giai đoạn 2: nghiên cứu can thiệp.

- Mẫu và cỡ nghiên cứu:

                        + Mẫu nghiên cứu:

                        Giai đoạn 1 (nghiên cứu cắt ngang): mẫu được chọn từ các học sinh nam trường THPT công lập  và bán công trong toàn tỉnh Cần Thơ (cũ).

                        Giai đoạn 2 (nghiên cứu can thiệp): chọn khối 10 và khối 11 của  hai trường được chọn là THPT bán công Vị Thanh (nhóm can thiệp) và trường THPT bán công Phụng Hiệp (nhóm chứng) vì hai huyện có những điều kiện kinh tế, xã hội không quá chênh lệch nhau và tương đối cách xa để học sinh nơi không có điều kiện liên hệ với nhau gây nên nhiễu thông tin.

            + Cỡ mẫu:

                                     Giai đoạn 1: cỡ mẫu được tính theo công thức:

n=1,962

                        trong đó:

            p: tần suất hút thuốc lá ở học sinh nam (p= 0,15 qua khảo sát ban đầu).

            d: sai số tương đối,

            do vậy: n=2.177 học sinh  lấy  mẫu 2.200 HS đê  trừ hao hụt).

            Số HS được chia đều cho 07 huyện, thị, thành của tỉnh Cần Thơ (cũ). Mỗi nơi chọn khoảng 320 đến 330 HS, tương đương 13 đến 18 lớp (mỗi lớp từ 18 đến 25 HS nam). Số này được chia cho nửa nhóm ở công lập và nửa nhóm ở trường bán công (mỗi nơi chia đều cho các lớp khối 10 và 11).

                        Giai đoạn 2: cỡ mẫu có thể được tính theo công thức:

 
n = 

 

n: cỡ mẫu nghiên cứu cần cho từng nhóm

a : sai lầm loại 1, Za = 1,645 (a = 0.05

b: sai lầm loại 2, Zb = 1,282 (b =0.10

po: tần suất hút thuốc lá trước khi can thiệp (po=0,15)

p1: tần suất hút thuốc lá sau khi can thiệp (p1= 0,075)

R: nguy cơ tương đối, R= 0,075/0,15 = 0,5

PR: trung bình cộng của po và p1, pR=0,1125

qR:1-pR = 0,8875.

Suy ra: n = 254            

            Cỡ mẫu tối thiểu đối với từng nhóm là 254 HS. Do quá trình theo dõi thất thoát có thể xảy ra nên cỡ mẫu chọn tối thiểu là 270 HS, tương ứng với 12 lớp.

-         Hoạt động can thiệp:

+ Chuẩn bị giáo viên.

+ Xây dựng chương trình huấn luyện đại diện học sinh

+  Tuyển chọn và huấn luyện cho nhóm đại diện học sinh.

+ Nhóm đại diện HS tiến hành giáo dục bạn bè và tổ chức các hoạt động chống hút thuốc lá trong nhà trường.

+ Sinh hoạt định kỳ của Câu lạc bộ phòng chống thuốc lá.

            - Công cụ nghiên cứu: gồm bảng câu hỏi, bảng nhận xét của những đại diện học sinh về tình trạng hút thuốc lá của từng học sinh và mẫu thử nicotin trong nước tiểu.

III. KẾT QUẢ:

1.      Giai đoạn khảo sát cắt ngang:

Qua kết quả điều tra 07 trường Bán công (BC) và 07 trường Công lập (CL) ở 7 huyện và và thành phố  Cần Thơ (cũ), kết quả ghi nhận như sau:

- Tỉ lệ hút thuốc lá ở nhóm BC cao hơn CL

Trường

HS không hút thuốc lá

HS hút thuốc lá

Công lập

813 chiếm 72,7%

306 chiếm 27,3%

Bán công

770 chiếm 68,9%

348 chiếm 31,1%

            - Tỷ lệ hút cao dần theo số tuổi và cấp lớp:

Cấp lớp

HS không hút thuốc lá

HS hút thuốc lá

10

537 chiếm 74,9%

180 chiếm 25,1%

11

539 chiếm 72,5%

204 chiếm 27,5%

12

511 chiếm 65,7%

267 chiếm 34,3%

- Tình trạng hút thuốc của cha, anh em, bạn bè có liên quan đến hành vi hút thuốc lá của HS:

Cha

HS không hút thuốc lá

HS hút thuốc lá

Hút thuốc

1.041 chiếm 68,8%

473 chiếm 31,2%

Không hút

447 chiếm 74,5%

153 chiếm 25,5%

 

-         Tỷ lệ HS hút thuốc lá giảm dần theo kết quả học tập tốt:

Kết quả học tập

HS không hút

HS đang hút

Kém

124 chiếm(61,7%)

77 chiếm 38,3%

Trung bình

1.009 chiếm(69,7%)

438 chiếm 30,39%

Tốt

397 chiếm 77,4%

116 chiếm 22,6%

Tần suất hút thuốc lá của HS ở nhóm gia đình tuyệt đối cấm thấp hơn so với nhóm gia đình chỉ nhắc nhở hoặc không quan tâm

Gia đình

HS không hút TL

HS hút thuốc lá

Chỉ nhắc nhở, không ý kiến

529 chiếm 63,5%

304 chiếm 36,5%

Tuyệt đối cấm

1.015 chiếm 74,7%

343 chiếm 25,3%

2. Giai đoạn can thiệp:

Hoạt động can thiệp được tiến hành ở giai đoạn 2 bằng chương trình giáo dục cộng đồng. Phương pháp giáo dục cộng đồng sử dụng nguyên lý  giáo dục giữa những người đồng trang lứa, đồng cảnh ngộ được thấy rất hiệu quả trong giáo dục hành vi. Chương trình bao gồm tập huấn kiến thức và một số kỷ năng như tuyên truyền làm chủ bản thân, từ chối thuốc lá và cách tổ chức hoạt động phòng chống thuốc lá cho lực lượng đại diện học sinh. Sau đó, đại diện học sinh được tập hợp vào CLB phòng chống thuốc lá của nhà trường để hoạt động đều đặn suốt năm học.

- So sánh hành vi hút thuốc ở nhóm can thiệp ở đầu và cuối năm học

Nhóm can thiệp

Không hút thuốc

Đang hút thuốc

Tổng

Đầu năm học

186 (67,6%)

89 (32,4%)

275 (100%)

Cuối năm học

200 (79,7%)

51(25,3%)

251  (100%)

 

            - So sánh hành vi hút thuốc ở nhóm chứng ở đầu và cuối năm học

Nhóm chứng

Không hút thuốc

Đang hút thuốc

Tổng

Đầu năm học

184 (68,4%)

85 (31,6%)

269 (100%)

Cuối năm học

142 (57,5%)

105 (42,5%)

247  (100%)

Sau hoạt động can thiệp, có sự chuyển biến về bản thân, đặc biệt khả năng làm chủ và thái độ từ chối thuốc lá. Những tác động đã làm chuyển biến hành vi hút ở nhóm can thiệp (tỉ lệ hút đã giảm từ 32,4% xuống còn 25,3%). Trong khí đó, nhóm chứng do không có những tác động tích cực nên tỉ lệ hút thuốc lá đã tăng lên (từ 31,% lên 42,5%).

Kết quả này cho thấy, phương pháp giáo dục chủ động có hiệu quả hơn phương pháp truyền thống trong giáo dục hành vi hút thuốc của học sinh thông qua cải thiện khả năng làm chủ bản thân và thái độ từ chối thuốc lá. Kết quả hoàn toàn tương xứng với những nổ lực hoạt động giáo dục cộng đồng của các đại diện  học sinh thông qua CLB phòng chống thuốc lá trong trường học mang tên “Phổi sạch”. 

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

            1. Kết luận:

a. Giai đoạn khảo sát cắt ngang:

            Qua khảo sát mô tả cắt ngang, 2.258 HS ở 14 trường THPT công lập và bán công ở các huyện, thị, thành trong tỉnh Cần Thơ (cũ), cho kết quả như sau:

            - Tỉ lệ bình quân HS hút thuốc lá qua phỏng vấn gián tiếp bằng bảng câu hỏi là 29,2%, trong đó HS trường bán công hút nhiều hơn nhóm công lập. Tỉ lệ này tăng lên theo tuổi học và cấp lớp.

            - Tuổi khởi đầu hút thuốc là khá sớm (22% ở tuổi 15 và trước đó).

            - Tò mò và sự lôi kéo của bạn là yếu tố quan trọng nhất để các em đến với thuốc lá và tiếp tục hút.       

            - Tình trạng hút thuốc lá của cha, anh, em, thầy, bạn đều có ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi hút thuốc lá của trẻ. Tuy nhiên, các yếu tố như thái độ với thuốc lá, khả năng làm chủ bản thân, tuổi của HS, sự hút thuốc lá của bạn thân, mối liên hệ khắng khít với gia đình và tính tự hoàn thiện được khẳng định góp phần quan trọng đến hành vi hút thuốc lá của HS.

b. Giai đoạn can thiệp:

            Qua một năm áp dụng phương pháp giáo dục chủ động tại trường PTTH Bán công Vị Thanh (nhóm can thiệp) so sánh với trường THPT bán công Phụng Hiệp được chọn làm nhóm chứng. Kết quả cho thấy tỉ lệ hút thuốc lá ở trường Vị Thanh giảm đáng kể (20,3% ở cuối năm so với 32,4% ở đầu năm), trong khi trường Phụng Hiệp tỉ lệ hút thuốc lá cuối năm lại tăng từ 31,6% lên 42,5%. Kết quả đạt được như vậy ở nhóm can thiệp là do phương pháp can thiệp đã tác động làm tăng mạnh thái độ từ chối thuốc lá, khả năng làm chủ bản thân, sự tham gia các hoạt động phòng chống thuốc lá trong trường lớp; đồng thời tạo được một phong trào chống thuốc lá rộng rãi trong thầy cô và HS toàn trường. Trong khi đó, các yếu tố trên đã không đựợc cải thiện ở nhóm chứng.

            Phương pháp giáo dục chủ động được thực hiện qua mô hình câu lạc bộ phòng chống thuốc lá trong trướng học. Đây là mô hình câu lạc bộ tuyên truyền chưa từng có trong các trường phổ thông nước ta.

            2. Kiến nghị:

    -  Cần có những chủ trương, biện pháp cụ thể để đẩy mạnh chương trình phòng chống thuốc lá trong trường học.

     - Xây dựng chương trình giáo dục trong nhà trường cho HS tăng khả năng làm chủ bản thân, thái độ từ chối thuốc lá của HS và lôi cuốn được các em vào các hoạt động phòng chống thuốc lá trong trường là rất cần thiếr.

    - Nhà trường cần phải nghiêm khắc với hành vi hút thuốc lá của HS, đồng thời đề nghị thầy giáo không được hút thuốc lá trước mặt HS, để giảm dần và tiến tới bỏ thuốc.

    - Tuyên truyền, giáo dục để các HS hiểu được tác hại của thuốc lá, đặc biệt hút thuốc lá thụ động hầu tạo được một làn sóng của những thầy cô, cô giáo và HS không hút thuốc lá yêu cầu mạnh mẽ cho một môi trường không khói thuốc.

     - Cần tăng cường tác động đến gia đình qua Hội Cha mẹ HS và đề nghị phụ huynh tiếp tay với nhà trường trong việc để ý và ngăn cấm con em hút thuốc lá cũng như hạn chế tình trạng hút thuốc lá của các thành viên trong gia đình..

   - Cần thành lập CLB Phòng chống thuốc lá trong trường hoạt động theo nguyên lý giáo dục chủ động và có mạng lưới đến từng lớp như các tổ chức đoàn, đội, hội trong nhà trường.

    - Sở Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương chung về vấn đề phòng chống thuốc lá trong HS, việc thành lập CLB Phòng chống thuốc lá trong các trường học và đưa hoạt động CLB vào tiêu chuẩn thi đua của trường và lớp.

     Với kết quả như trên, mô hình CLB Phòng chống thuốc lá trong trường học đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ nhân rộng ra khắp các quận, huyện, trong thành phố, ở các trường THCS lẫn THPT, công lập lẫn bán công và dân lập, trường chuyên lẫn không chuyên ban.

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ