SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu điều trị phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai biến mạch náo não bằng phương pháp châm điện và bài thuốc y học cổ truyền.

[25/12/2011 12:55]

Chủ nhiệm đề tài: BS. Tôn Chi Nhân; Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Y học dân tộc Cần Thơ; Thời gian thực hiện: 1998 – 2001.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

- Tai  biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh thường gặp trong cấp cứu nội khoa. Sau khi bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch sẽ mang lại di chứng liệt khó hồi phục hoặc hồi phục kém. Di chứng TBMMN là gánh nặng cho cá nhân và gia đình, phải chăm sóc chu đáo trong một thời gian dài.

- Để góp phần phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân TBMMN, nhằm giúp cho bệnh nhân nhanh chóng trở lại với cuộc sống cộng đồng là niềm vui cho bệnh nhân và trả lại sức lao động cho xã hội. Bệnh viện Y học Dân tộc Cần Thơ đã thực  hiện đề tài “Nghiên cứu điều trị phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân TBMMN bằng phương pháp điện châm và bài thuốc y học cổ truyền”.

II MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Mục tiêu:

- Xác định tác dụng của bài thuốc Y học cổ truyền và điện châm trong điều trị liệt vận động sau TBMMN. So sánh kết quả giữa điện châm và phương pháp điện châm có kết hợp bài thuốc.

- Từ đó, đề xuất một phác đồ điều trị liệt vận động sau TBMMN theo phương pháp Y học cổ truyền và áp dụng rộng rãi cho tuyến y tế cơ sở.

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Chọn bệnh nhân: không sử dụng phương pháp này cho các bệnh nhân liệt nửa người do các nguyên nhân sau: bệnh lý ở tim, u não, tắc mạnh do hơi, các bệnh lý về máu, do chấn thương.

- Làm các xét nghiệm: X quang, điện tâm đồ, cholestérolémie, glycémie, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu để loại trừ các yếu tố nguy cơ.

- Bài thuốc: một đợt điều trị là 6 tuần:

                        Rễ nhàu                        20g

                        Tang ký sanh                15g

                        Ngưu tất                       15g

                        Câu đằng                      15g

                        Xuyên khung                15g

                        Hoa hòe                       10g

                        Trạch tả                        20g

                        Móp gai                       15g

                        Đương quy                   15g

                        Thục địa                       15g

                        Đan sâm                       15g

            Gia giảm:

                        Can hỏa vượng:            nhân trần

                        Đờm thấp         :           bán hạ chế

                        Táo bón           :           Muồng trâu.

- Tác dụng: bài thuốc được chọn điều trị có tác dụng như sau: khu phong hoạt huyết thông kinh lạc. Rễ nhàu có tác dụng hạ áp huyết, thông kinh lạc. Tang ký sinh dùng bổ can thận, khu phong. Ngưu tất tác dụng phá huyết, bổ can thận, Câu đằng tác dụng bình can, Xuyên khung dùng hành khí, giảm đau, hoạt huyết. Hoa hòe làm bền thành mạch. Trạch tả lợi tiểu. Thục địa tác dụng bổ huyết, ôn bổ thận, bổ huyết. Đương quy tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Móp gai dùng trong điều trị có tác dụng điều trị lợi tiểu, bổ can thận. Đan sâm có tác dụng họat huyết, tiêu ứ, dưỡng huyết an thần.

- Các vị trên đều tác động trên kinh can thận theo nội kinh “phong khí thông vào can” phong sinh ra từ bên trong cơ thể con người đều đó do can mà ra, huyết hành phong tự diệt mà khí hành tắc huyết hành” nên bài thuốc có tác dụng vào kinh can, thận và có tính hoạt huyết, khu phong thông lạc.

- Phương pháp châm cứu:

+ Dùng các huyệt chính: Thái xung, Hành gian, Bách hội, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao.

+ Liệt dây VII: Hạ quan, Giáp xa, Địa thương.

+ Liệt chi trên: Kiên ngung, Kiên tỉnh, Tý nhu, Hợp cốc, Bát tà.

+ Liệt chi dưới: Phong thị, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Túc Tam lý, Phong long, Giải khê.

- Tùy theo tư thế bệnh nhân ngửa hoặc nghiêng sang bên lành mà sử dụng các huyệt châm dễ dàng, mỗi lần châm từ 10 đến 15 huyệt.

-  Phương pháp kích thích điện trên huyệt:

Tiến hành thủ thuật bổ tả bằng máy điện châm M6:

+ Cường độ kích thích 10 - 50 uA: thời gian kích thích 25 - 30 phút.

+ Liệu trình điều trị 45 ngày.

-Kỹ thuật chọn huyệt, kỹ thuật châm:

+ Dựa vào lý luận cơ bản của y học cổ truyền về khí huyết, kinh lạc, nguyên tắc điều hòa âm dương của kinh lạc, tạng phủ; dựa vào nguyên tác chọn huyệt theo đường kinh, huyệt tại chỗ. Các huyệt tại chỗ có tác động đến sự tuần hoàn khí huyết nơi chi bị bệnh và  kích thích sự tuần hoàn của các đường kinh trên vùng chi bị bệnh.

+ Đối với chi trên nhóm cơ duỗi tổn thương nặng hơn, nhóm cơ gấp nên cánh tay có khuynh hướng co, còn với chi dưới nhóm cơ gấp yếu hơn cơ duỗi nên cẳng chân khó co gối lại được và bàn chân thì duỗi thẳng khi bệnh nhân bước đi có tư thế bàn chân ngựa.

+ Trong khi phác đồ điều trị với chi trên, chúng tôi dùng nhóm huyệt Kiên tỉnh (XI 21) vùng cơ thang nâng bã vai, Kiên ngung ( II 15) trên cơ delta, Tý nhu ( II 14), dưới cơ delta, Khúc trì (II,11) trên cơ quay và cơ dưỡi dài các ngón. Hợp cốc (II 4), các huyệt Bác tà (PC) có tác dụng trên cơ gian cốt bàn tay. Chi dưới huyệt Huyết hải (IV 10) trên cơ tứ đầu đùi, Túc tam lý ( III 41), Phong thị ( III 36), Dương lăng tuyền (XI 34), Giải khê (III 41), Phong thị (XI 31), Phong long (III 40) đều nằm trên  cơ cẳng chân trước. Khi kim châm áp dụng phương pháp hào châm (thể châm), kỹ thuật châm chính xác, đúng huyệt và đạt đắc khí, đưa kim nông sâu  tùy theo vị trí huyệt áp dụng nguyên tắc bổ, tả y học cổ truyền, dùng điện kích thích gắn vào kim chích kích thích với cường độ mà ngưỡng bệnh nhân chịu được thông thường từ 80 Ma - 150 Ma. Những huyệt có chỉ định tả thì kích thích với tần sốc cao và huyệt có chỉ định bổ thì kích thích với tần số thấp.

III. KẾT QUẢ

1. Một số đặc điểm chung về bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu:

            Tất cả gồm 90 bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ từ 01/8/1998 đến 28/12/2000 với chẩn đoán là di chứng liệt  vận động nửa người sau khi bị TBMMN đã qua giai đọan cấp và đã được điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Cần Thơ và Bệnh viện quân Y 121 có những đặc điểm về tuổi, giới và lâm sàng sau:

- Nam: 56 người và nữ 34 người.

- Tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 72; lứa tuổi  50 (70/90) chiếm 77,77%, dưới 50 (19/90) chiếm 21,11%.

- Tất cả bệnh nhân lúc vào đều liệt ở độ IV và V.

Bảng 1: Tuổi và nhóm

Tuổi

Nhóm

31 - 40

41 - 50

51 - 60

61 - 70

>71

Tổng số

A

3

6

10

11

0

30

B

1

3

10

15

1

30

C

0

6

6

17

1

30

Tổng số

4

15

26

43

2

90

Tỉ lệ %

4,44

16,66

28,88

47,77

2,22

100

 

Bảng 2: Tuổi và giới

Tuổi

Giới

31 - 40

41 - 50

51 - 60

61 - 70

>71

Tổng số

Nam

4

9

15

27

1

56

Nữ

0

6

11

16

1

34

Tổng số

4

15

26

43

2

90

Tỉ lệ %

4,44

16,66

28,88

47,77

2,22

100

2. Kết quả điều trị bằng điện châm và bài thuốc (nhóm A):

Bảng 3: Tiến triển độ liệt Rankin

Trước điều trị

Sau điều trị

Độ liệt

N

I

II

III

IV – V

n

% vào

I

 

18

 

 

 

 

 

II

 

 

11

 

 

 

 

III

 

 

 

1

 

 

 

IV - V

30

 

 

 

0

 

100

Tổng số

30

18

11

1

0

30

 

Tỉ lệ % ra

 

60

36,66

3,33

 

 

 

Qua kết quả hồi phục vận động, nhóm điện châm và bài thuốc (nhóm A) cho thấy:

- Số bệnh nhân khỏi độ I là 18 ca đạt 60%.

- Số bệnh nhân đở để lại di chứng nhẹ 11 ca đạt 36,66%.

- Số nhện nhân di chứng vừa 01 cà chiếm tỉ lệ 3,33%.

2. Kết quả điều trị phương pháp châm cứu bằng điện châm  (nhóm B)     

Bảng 4: Tiến triển độ liệt phương pháp điện châm

Trước điều trị

Sau điều trị

Độ liệt

N

I

II

III

IV – V

n

% vào

I

00

11

 

 

 

 

 

II

00

 

14

 

 

 

 

III

00

 

 

15

 

 

 

IV - V

30

 

 

 

00

 

 

Tổng số

30

1

14

15

00

30

100

Tỉ lệ % ra

 

3,33

46,66

50

 

 

 

Qua bảng trên cho thấy:

- Trước điều trị: tất cả bệnh nhân đều ở độ liệt IV - V: 20 bệnh nhân.

- Sau điều trị:   

+ Số bệnh nhân khỏi độ I:         01 bệnh nhân (3,33%).

+ Số bệnh nhân khỏi độ II:        14 Bệnh nhân (46,66%).

+ Số bệnh nhân khỏi độ III:      15 Bệnh nhân (50%).

+ Không còn bệnh nhân nào ở độ IV - V

3. Kết quả điều trị bằng bài thuốc đông dược (nhóm C)

Bảng 5: Tiến triển độ liệt nhóm C

Trước điều trị

Sau điều trị

Độ liệt

N

I

II

III

IV – V

n

% vào

I

 

00

 

 

 

 

 

II

 

 

00

 

 

 

 

III

 

 

 

12

 

 

 

IV – V

30

 

 

 

18

 

 

Tổng số

30

 

 

 

 

30

100

Tỉ lệ % ra

 

 

 

40

60

 

 

Qua kết quả phục hồi vận động nhóm bài thuốc (nhóm C) cho thấy:

- Số bệnh nhân khỏi độ I và II: 00

- Số bệnh nhân để lại di chứng vừa độ III: 12 bệnh nhân (40%).

- Số bệnh nhân không hồi phục độ IV - V:  18 bệnh nhân (60%).

4. So sánh kết quả điều trị giữa 3 nhóm:

Nhóm dùng bài thuốc và điện châm (nhóm A), nhóm điều trị  bằng châm cứu (nhóm B) và nhóm dùng bài thuốc thuốc (nhóm C)

Bảng 6:  Điểm Orrgogozo bình quân của 3 nhóm:

Thời gian

Nhóm

Lúc vào

Lần I

(15 ngày)

Lần II

(30 ngày)

Lần III

(45 ngày)

 

A

32

43

70

88

 

B

36

39

58

70

P<0,05

C

35

37

43

50

 

Lúc vào điểm bình quân của 3 nhóm gần tương đượng nhau. Sau 6 tuần điều trị điểm bình quân của 3 nhóm chênh lệch có ý nghĩa thống kê P<0,05

Bảng 7: So sánh độ liệt Rankin của 3 nhóm:

I

II

III

IV-V

Độ liệt

Nhóm

I

II

III

IV-V

Tổng số

 

 

 

30

A

18

11

01

00

30

 

 

 

30

B

01

14

15

00

30

 

 

 

30

C

 

 

12

18

30

Bảng 8: So sánh độ tiến triển ORRGOGOZO của 3 nhóm

Điểm số  nâng cánh tay

Nhóm A

Nhóm B

Nhóm C

Điểm số  nâng chân

Nhóm A

Nhóm B

Nhóm C

10

25

02

 

15

26

04

00

5

05

20

02

10

04

25

16

0

00

08

28

00

00

01

14

 

 

 

 

 

00

00

00

So sánh điểm số nâng cánh tay và nâng chân sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01 

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Kết luận:

- Nhóm bệnh nhân tai biến mạch máu não đưa vào nghiên cứu có những đặc điểm về tuổi, giới và lâm sàng cũng tự như các tác giả đã thông báo.

- Kết quả chung của 3 nhóm cho thấy tiến triển độ liệt khỏi độ I: 34,44%; độ II: 23,3 %. Dựa vào đánh giá bảng điểm ORRGOGOZO cho thấy kết quả <50 điểm có 11 ca (12,22%) không tiến triển, đạt loại tốt khỏi 20%, đở nhiều >50 điểm 67,77%.

- So sánh giữa nhóm dùng thuốc và điện châm với nhóm điện châm cho thấy kết quả nhóm dùng thuốc kết hợp điện châm có kết quả tốt có sự khác biệt (p < 0,05) với cùng thời gian điều trị là 6 tuần.

- So sánh giữa nhóm dùng thuốc kết hợp điện châm với nhóm dùng thuốc thấy kết quả nhóm dùng thuốc và điện châm tốt hơn (p<0,05).

- So sánh giữa nhóm điện châm và nhóm dùng thuốc thì kết quả nhóm điện châm tốt hơn nhóm dùng thuốc (P<0,05).

- Đối với tai biến mạch máu não liệt phải hoặc trái kết quả hồi phục không khác nhau. Trúng phong kinh lạc thể thực có kết quả tốt hơn với trúng phong kinh lạc thể hư.

- So sánh sự hồi phục chân và tay qua bảng điểm ORRGOGOZO  cho thấy kết quả hồi phục chân có tốt hơn và sớm hơn, trong những tuần đầu điều trị và kết quả đạt tốt hơn tay (p<0,05).

-  Phác đồ điều trị trên cho phép ta có thể áp dụng với 2 phương pháp đơn thuần bằng điện châm hoặc phương pháp điện châm kết hợp thuốc trong điều trị phục hồi di chứng liệt do tai biến mạch máu não tại các tuyến cơ sở sau khi đã ổn định tai biến mạch máu não, huyết áp ổn định ở mức độ £ 140/90mmHg có thể áp dụng ngay bằng điện châm để sớm hồi phục liệt, bài thuốc đơn giản các vị thuốc thông thường có thể áp dụng cho các trường hợp bệnh nhằm tăng cường kết quả phục hồi vận động.

- Về kinh tế - châm cứu đơn giản ít tốn kém, bài thuốc rẻ tiền dùng lâu dài không có ảnh hưởng xấu do tác dụng thuốc so với dùng các thuốc tân dược.

2. Kiến nghị:

- Với bệnh nhân sau tai biến mạch máu não huyết áp đã ổn định £ 140/90 mmHg, các triệu chứng về thần kinh ổn định thêm, nên kết hợp ngay châm cứu để phục hồi di chứng liệt vận động càng sớm càng có kết quả.

- Với phác đồ bài thuốc trên kết hợp với châm cứu bằng điện châm có nhiều ưu điểm nhất, bài thuốc dễ tìm, rẻ phù hợp với bệnh nhân có tính cách điều trị lâu dài mà đạt hiệu quả tốt.

- Đề nghị sở Y tế Cần Thơ và Bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ cho phép áp dụng rộng rãi ở tuyến cơ sở giúp cho bệnh nhân hồi phục di chứng liệt sau tai biến mạch máu não.

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ