SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tể học tai biến mạch máu não tại TP. Cần Thơ

[25/12/2011 14:24]

Chủ nhiệm đề tài: BS. Đặng Quang Tâm; Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ; Thời gian thực hiện: 2002 – 2004.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

          Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh lý quan trọng trong cấp cứu và điều trị nội khoa, chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh của hệ thần kinh trung ương. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi nơi, không phân biệt nam hay nữ, giàu hay nghèo, ở mọi tầng lớp… Đã có nhiều công trình nghiên cứu về TBMMN tại Việt Nam nhưng chủ yếu đi vào khía cạnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị hoặc cận lâm sàng, còn vấn đề dịch tễ học TBMMN trong cộng đồng thì ít được nghiên cứu.

          Để góp phần vào việc tìm hiểu tình hình TBMMN tại Việt Nam nói chung và tại TP. Cần Thơ nói riêng,  đề tài “Một số đặc điểm dịch tễ học TBMMN tại TP. Cần Thơ” đã được thực hiện.

II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.      Mục tiêu:

- Xác định ba số chính về dịch tễ học của TBMMN ở TP. Cần Thơ năm 2004: tỷ lệc mới mắc, tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ tử vong.

- Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ chính của TBMMN ở TP. Cần Thơ năm 2004.

2.      Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Đề tài áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ điều tra cộng đồng với (Z=,196, p= 0,001 và e = 0,2) tính được mẫu cần phải điều tra là 94.944 người.

- Mẫu nghiên cứu  được tính theo mẫu tỷ lệ phân tầng: tầng thành thị và tầng nông thôn. Cỡ mẫu tầng thành thị chiếm 32% cỡ mẫu (30.000 người), cỡ mẫu tầng nông thôn chiếm 68% cỡ mẫu (66.000 người).

- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích để tìm  sự liên quan giữa yếu tố nguy cơ và sự xuất hiện bệnh TBMMN ở cộng đồng.

- Lấy 9 tháng năm 2004 làm mốc thời gian điều tra. Số liệu điều tra ở cộng đồng có hồi cứu 2 năm (2002 - 2003) để đánh giá xu hướng của các tỷ lệ dịch tễ. Trong nghiên cứu có mẫu nghiên cứu tham khảo, trong bệnh viện có nhóm đối chứng. Điều tra ở cộng đồng được tiến hành sau khi đã huấn luyện các điều tra viên và thực hiện kiểu “nhà liền nhà, vách liền vách”.

- Các bước tiến hành:

+ Thiết kế bộ câu hỏi và soạn các mẫu biểu

+ Chọn mẫu tỷ lệ phân tầng, chọn địa điểm điều tra theo tầng.

+ Triển khai điều tra cộng đồng.

+ Xác định bệnh nhân TBMMN tại cộng đồng.

+ Làm bệnh án tóm tắt bệnh nhân TBMMN đang điều trị.

+ Thống kê và xử lý số liệu.

IV. KẾT QUẢ:

1.      Các tỷ lệ chính về dịch tễ học:

Bảng 1: Bệnh mới mắc theo năm

Năm

Số người mới mắc

Dân số/năm

Tỷ lệ mới mắc/100.000 dân

2002

17

101.489

16,7

2003

25

101.922

24,5

2004

30

101.883

29,4

Qua bảng 1 cho thấy, tỷ lệ mắc tính trên 100.000 dân tăng dần hàng năm, năm 2002 là 16,7; năm 2003 là  24,5 và năm 2004 là 29,4.

          Bảng 2: Bệnh hiện mắc theo năm

Năm

Số người mới mắc

Dân số/năm

Tỷ lệ mới mắc/100.000 dân

2002

17

101.489

75,57

2003

102

101.922

100,11

2004

132

101.883

129,56

          Qua bảng 2 cho thấy, tỷ lệ TBMMN hiện mắc trên 100.000 dân/năm có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, năm 2002 là 75,57; năm 2003 là 100,11 và năm 2004 là 129,56.

          Bảng 3: Tỷ lệ tử vong theo năm

Năm

Số người tử vong

Dân số/năm

Tỷ lệ tử vong/

100.000 dân

Tỷ lệ % chết/mắc

2002

17

101.489

5,91

7,22

2003

25

101.922

14,71

12,82

2004

30

101.883

35,33

21,42

          Bảng trên cho thấy, tỷ lệ tử vong TBMMN trong cộng đồng 100.000 dân thay đổi trong khoảng lớn từ 5,91 đến 35,33. Năm 2004 tỷ lệ tử vong cao nhất 35,33/100.000 dân.

2. Một số yếu tố nguy cơ quan trọng cần quan tâm:

a) Yếu tố nguy cơ không can thiệp:

Bảng 4: Yếu tố tuổi

Nhóm tuổi

TBMMN

Tổng số

Không bị TBMMN

Bị TBMMN

50 trở xuống

84.571

15

84.586

Trên 50

17.180

117

17.297

Tổng số

101.751

132

101.883

OR = 38,397      c2 = 476,4  p<0,001   CI(95%): 22,4 - 65,7

          TBMMN thường xảy ra ở tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ 88,6% các trường hợp TBMMN trong cộng đồng. Mối quan hệ giữa TBMMN và tuổi trên 50 được thể hiện qua OR = 38,39 với p<0,001.

          Bảng 5: yếu tố gia đình

Yếu tố gia đình

Nhóm chứng

(n=132)

TBMMN

(n=132)

Tổng số

Không yếu tố gia đình

125

111

236

Có yếu tố gia đình

7

21

28

Tổng số

132

132

264

OR = 3,3      c2 = 6,7  p<0,05   CI(95%): 1,38 - 8,25

          Bệnh TBMMN có yếu tố gia đình chiếm 15,9%, có sự liên quan giữa yếu tố gia đình và TBMMN với OR = 3,3 sự hác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

b) Yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được

- Nơi cư ngụ:

Bảng 6: Nơi cư ngụ:

Nơi cư ngụ

 

TBMMN

Tổng số

Không bị TBMMN

Bị TBMMN

Nông thôn

70.795 (69,6%)

81 (61,4%)

70.876 (69,6%)

Thành thị

30.956 (30,4%)

51 (38,6%)

31.007 (30,4%)

Tổng số

101.751 (100%)

132 (100%)

101.883 (100%)

OR = 1,4      c2 = 4,2  p<0,05   CI(95%): 1,01 - 2, 4

          Tỷ lệ TBMMN ở thành thị và nông thôn khác nhau, có sự liên quan giữa nơi cư ngụ với sự xảy ra TBMMN với OR= 1,4 sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Bảng 7: Thói quen uống rượu

Thói quen

TBMMN

Tổng số

Không bị TBMMN

Bị TBMMN

Không uốngrượu

87.449 (85,9%)

91 (68,9%)

87.540 (85,9%)

Uống rượu

14.302 (14,1%)

41 (31,1%)

14.343 (14,1%)

Tổng số

101.751 (100%)

132 (100%)

101.883 (100%

OR = 2,7      c2 = 30,12  p<0,05   CI(95%): 1,9 - 3,9

          Tỷ lệ uống rượu trong cộng đồng còn cao chiếm 14,1% số người uống rượu bị TBMMN chiếm tỷ lệ 31,1%, uống rượu có liên quan đến sự xảy ra TBMMN với tỷ suất chênh giữa 2 tỷ lệ là 2,7. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Bảng 8: Hút thuốc lá

Thói quen

TBMMN

Tổng số

Không bị TBMMN

Bị TBMMN

Không hút thuốc

82768 (81,3%)

94 (71,2%)

82.862 (81,3%)

Có hút thuốc

18.983 (18,7%)

38 (28,8%)

19.021 (18,7%)

Tổng số

101.751 (100%)

132 (100%)

101.883 (100%

OR = 1,7      c2 = 8,25  p<0,05   CI(95%): 1,2 - 2,5

          Tỷ lệ hút thuốc trong cộng đồng còn cao chiếm 18,66%, số người hút thuốc bị TBMMN chiếm ỷ lệ 28,8%, hút thuốc có liên quan đến sự xảy ra TBMMN với tỷ suất chêng lệch giữa 2 tỷ lệ là 1,7. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

          Bảng 9: Bệnh tăng huyết áp

Bệnh

TBMMN

Tổng số

Không bị TBMMN

Bị TBMMN

Không tăng huyết áp

97.625 (95,9%)

43 (32,6%)

97.668 (55,9%)

Tăng huyết áp

4.126 (4,1%)

89 (97,4%)

4.215 (4,1%)

Tổng số

101.751 (100%)

132 (100%)

101.883 (100%

OR = 48,9      c2 = 1.318,12  p<0,001   CI(95%): 33,9 - 70,5

          Tỷ lệ cao huyết áp trong cộng đồng là 4,1% số người tăng huyết áp bị TBMMN chiếm tỷ lệ 67,4%, có sự liên quan giữa tăng huyết áp với sự xảy ra TBMMN với OR = 48,9, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê với p<0,001

          - Tăng cholesterol:

          Bảng 10: Tăng cholesterol máu

 

Nhóm chứng (n=132)

TBMMN (n=132)

Tổng số

Không tăng cholesterol

105

75

180

Có tăng cholesterol

27

57

84

Tổng số

132

132

264

OR = 2,9      c2 = 14,6  p<0,001   CI(95%): 1,71 - 5,09

          TBMMN có tăng cholesterol chiếm tỷ lệ 43,2% có mối quan hệ giữa tăng cholesterol với TBMMN được biểu thị OR = 2,9, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê p<0,001.

          - Tăng LDL máu:

          Bảng 11: Tăng LDL

 

Nhóm chứng (n=132)

TBMMN (n=132)

Tổng số

Không tăng LDL

114

81

195

Có LDL

18

51

69

Tổng số

132

132

264

OR = 3,9      c2 =  20   p<0,001   CI(95%): 2,1 - 7,3

          TBMMN có tăng LDL chiếm tỷ lệ 43,2%, có mối quan hệ giữa tăng LDL với TBMMN được biểu thị OR = 3,9 sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê p<0,001.

          - Biểu hiện thiếu máu cục bộ cơ tim trên điện tâm đồ:

          Bảng 12: Biểu hiện thiếu máu cục bộ cơ tim trên điện tâm đồ

 

Nhóm chứng

(n=132)

TBMMN

(n=132)

Tổng số

Không dấu hiệu thiếu máu cục bộ cơ tim

119

104

223

Có dấu hiệu thiếu máu cục bộ cơ tim

13

28

41

Tổng số

132

132

264

OR = 2,4      c2 = 5,6  p<0,05   CI(95%): 1,2 - 5,0

3. Tình hình di chứng:

          - Theo thang điểm Orgogozo:

Bảng 13: Đánh giá theo thang điểm Orgogozo (năm 2004)

Điểm Orgogozo

Trong bệnh viện (n=132)

Trong cộng đồng (n=132)

Số người

Tỷ lệ %

Số người

Tỷ lệ %

Dưới 50

72

54,5

40

30,3

50-90

47

35,6

57

43,2

90-100

13

4,9

35

26,5

Tổng số

132

100

132

100

Bệnh nhân nằm viện trong giai đoạn cấp, mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao (điểm dưới 50 chiếm 54,5%). Trong cộng đồng, di chứng vừa (loại hồi phục khá) chiếm đa số (điểm từ 50-90 chiếm 43,2%), di chứng nặng cũng còn ở mức cao (điểm dưới 50 chiếm 30,3%).

- Theo thang điểm Rankin:

Bảng 14:  Đánh giá theo thang điểm Rankin

Điểm Orgogozo

Trong bệnh viện (n=132)

Trong cộng đồng (n=132)

Số người

Tỷ lệ %

Số người

Tỷ lệ %

0

1

0,8

3

2,3

I

8

6,1

24

18,2

II

7

5,3

38

28,8

III

12

9,1

21

15,2

IV

60

45,5

40

30,3

V

33

25,0

7

5,3

VI

11

8,3

0

0

Tổng số

132

100

132

100

          Bệnh nhân nằm viện mức độ nặng cao (độ IV chiếm 45,5%) trong cộng đồng, mức độ di chứng nặng cũng còn rất cao độ (độ IV chiếm 30,3%)

4. Nơi tiếp nhận điều trị đầu tiên của bệnh TBMMN tại cộng đồng:

 Bảng 15: Nơi tiếp nhận điều trị đầu tiên của bệnh TBMMN tại cộng đồng

Nơi tiếp nhận đầu tiên

Ở nhà

Trạm y tế

Trung tâm y tế huyện

Bệnh viện tỉnh và các nơi khác

Số người

26

22

51

33

Tỷ lệ (%)

19,7

16,6

38,6

25

Có 19,7% bệnh nhân TBMMN trong cộng đồng không đến các cơ sở y tế để điều trị, và có đến 38,6% bệnh TBMMN trong cộng đồng chọn Trung tâm y tế huyện là nơi điều trị cấp cứu đầu tiên.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1.      Kết luận:

Qua điều tra TBMMN trong cộng đồng dân cư tại TP. Cần Thơ  (2002 - 2004), kết luận như sau:

a) Các tỷ lệ chính về dịch tễ học:

- Tỷ lệ mới mắc năm 2004: 29,4/100.000 dân.

- Tỷ lệ hiện mắc năm 2004: 129,56/100.000 dân.

- Tỷ lệ tử vong năm 2004: 35, 33/100.000 dân.

b) Một số yếu tố nguy cơ quan trọng cần quan tâm:

- Yếu tố nguy cơ không can thiệp:

+ Tuổi trên 50 (OR = 38,39 với p<0,001).

+ Yếu tố gia đình (OR = 3,3 vớ p<0,05).

- Yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được:

+ Ở thành thị (OR = 1,4 với p<0,05).

+ Một số thói quen được xem ;à yếu tố nguy cơ cần phải khắc phục:

   . Uống nhiều rượu (OR = 2,7 với p<0,001).

   . Hút nhiều thuốc (OR = 1,76 với p<0,05).

+ Các bệnh lý được xác định là yếu tố nguy cơ:

   . Bệnh tăng huyết áp (OR = 48,9 với p<0,001)

   . Tăng cholesterol máu (OR = 2,9 với p<0,001).

            . Tăng … máu (OR = 3,9 với p<0,001).

+ Điện tâm đồ có biểu hiện thiếu máu cục bộ cơ tim (OR = 2,4 với p<0,05).

c) Tỷ lệ di chứng nặng (tàn phế) trong cộng đồng cao:

            . Dưới 50 điểm theo thang điểm Orgogozo chiếm 30,3%.

            . Độ IV và V theo thang điểm Rankin chiếm 35,5%.

d) Trung tâm y tế huyện là nơi tiếp nhận sơ cứu đầu tiên bệnh nhân TBMMN tại cộng đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất 38,6%.

2. Kiến nghị:

Để có thể giảm bớt TBMMN tại TP. Cần Thơ, phải khống chế và quản lý tốt các yếu tố nguycơ trong cộng đồng dân cư TP. Cần Thơ cần có một số biện pháp sau:

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ tối thiểu cụm dân cư, đặc biệt là những người ở độ tuổi 50. Tại y tế cơ sở phải phát hĩen, điều trị và quản lý tốt những người có yếu tố nguy cơ trong cộng đồng, nhất là 3 bệnh được xác định là yếu tố nguy cơ tại Cần Thơ (bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu trong đó tăng LDL và tăng cholesterol là quan trọng, thiếu m1u cục bộ cơ tim có biểu hiện trên điện tâm đồ)..

- Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thầy thuốc có thực hành cấp cứu tốt cho bệnh nhân TBMMN tại các Trung tâm Y tế huyện, đặc biệt là những giờ đầu quý báu. Riêng ở các trung tâm chuyên sâu, phải tổ chức các đơn vị đột quỵ để có thể điều trị nhanh nhất, tốt nhất cho người bệnh TBMMN, dặc biệt là trong 72 giờ đầu để giảm tỷ lệ tử vong và di chứng nặng.

- Vận động sâu rộng trong nhân dân phong trào ăn uống hợp sức khỏe nhất là 2 yếu tố nguy cơ đã được xác định là không hút thuốc và không dùng nhiều rượu.

- Đầu tư việc phục hồi chức năng cho những bệnh nhân di chứng TBMMN tại cộng đồng.

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ