Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tể, nguyên nhân, điều trị viêm phổi cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 3 tuổi tại Cần Thơ.
Chủ nhiệm đề tài: BS. Lê Hoàng Sơn; Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ; Thời gian thực hiện: 2001 - 2002
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phối
cấp tính là nguyên nhân hàng đầu về mắc bệnh và tử vong ở trẻ em. Với tác động
của việc triển khai Chương trình Quốc gia Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp
rộng khắp trên toàn thế giới, tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi trong
những thập niên qua đã giảm đáng kể. Tuy vậy, căn bệnh này hiện vẫn là nguyên
nhân gây mắc bệnh và tử vong nhiều nhất cho trẻ dưới 5 tuổi, trong đó hơn 90%
là viêm phổi.
Có nhiều yếu
tố tác động đến việc viêm phổi như tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng
suy dinh dưỡng bào thai và suy dinh dưỡng trẻ em, lạm dụng kháng sinh và khả
năng phát hiện viêm phổi của cha mẹ còn hạn chế.
Hiện nay,
tài liệu thông tin về viêm phổi cấp tính của trẻ em ở đồng bằng sông Cửu Long
và thành phố Cần Thơ còn rất ít, chưa được cập nhật và nhất là chưa có một
nghiên cứu nào về vấn đề nêu trên. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa
phương, bác sĩ Lê Hoàng Sơn - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - và các cộng
tác viên đã tiến hành Nghiên cứu một số đặc điểm viêm phổi cấp tính trẻ em từ 0
đến 3 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ để tìm ra nguyên nhân và qua đó đề
xuất hướng điều trị căn bệnh này.
II. MỤC
TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.
Mục
tiêu:
- Tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng,
nguyên nhân vi khuẩn gây bệnh và phân tích kết quả về điều trị viêm phổi cấp
tính (VPCT) ở trẻ em.
- Đề xuất
một số kinh nghiệm về chẩn đoán điều trị và dự phòng VPCT trẻ em góp phần làm
giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi trẻ em tại Cần Thơ.
2. Phương
pháp nghiên cứu:
- Đối tượng
nghiên cứu gồm 327 bệnh nhi bị viêm phổi từ 0 đến 3 tuổi nhập viện và điều trị
tại khoa Hô hấp của Bệnh viện (BV) Nhi đồng Cần Thơ để phân tích các yếu tố
nguy cơ có liên quan đến viêm phổi.
- Tiêu chuẩn
chẩn đoán và phân loại:
+ Chẩn đoán
viêm phổi theo tiêu chuẩn bệnh học cổ điển và tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế
giới (1995) dựa vào các triệu chứng lâm sàng như ho, thở nhanh, co rút lồng
ngực, tím tái, nghe phổi có rale âm nhỏ hạt và chụp X quang phổi có hình ảnh
viêm phổi.
+ Phân loại:
* Chia theo
3 nhóm tuổi: dưới 2 tháng, 2 tháng đến dưới 1 tuổi và 1 tuổi đến 3 tuổi.
* Phân loại
bệnh: viêm phổi, viêm phổi nặng và viêm phổi rất nặng.
- Tiêu chuẩn
loại ra khỏi nghiên cứu: những bệnh nhi viêm phổi đã được điều trị kháng sinh
bằng đường tiêm (chích) tại các tuyến y tế; bệnh nhi viêm phổi thứ phát sau các
bệnh nhiễm khuẩn khác như nhiễm trùng máu, các bệnh mãn tính về máu thận,...
IV. KẾT
QUẢ:
Qua nghiên
cứu 327 trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm phổi các thể vào điều trị tại BV Nhi đồng Cần
Thơ, đề tài đã đưa ra những kết quả sau:
1. Đặc
điểm lâm sàng:
- Các triệu
chứng lâm sàng thường gặp với tỷ lệ: thở nhanh (74,9%), ho (81,1%), co rút lồng
ngực (65,4%), rale ẩm nhỏ hạt (69,7%), sốt (62,1%), khò khè (58%), tím tái
(29,1%), bú kém (37,3%), thở rên (6,4%), chướng bụng (8,3%), ngủ li bì (9,5%),
cơn ngừng thở (6,1%), co giật (5,8%). Trong đó, 3 triệu chứng có giá trị chẩn
đoán nhất và rõ: thở nhanh, ho và co rút lồng ngực.
- Có sự khác
biệt về hình ảnh lâm sàng giữa 3 nhóm tuổi từ dưới 2 tháng tuổi và từ 2 tháng
tuổi đến dưới 1 tuổi và từ 1 đến 3 tuổi đó là: các triệu chứng ho, khò khè, co
rút lồng ngực, rale ẩm nhỏ và thở nhanh, sốt gặp nhiều hơn ở nhóm tuổi từ 2
tháng đến dưới 1 tuổi và từ 1 đến 3 tuổi.
Trẻ dưới 2
tháng không và ngược lại các triệu chứng bú kém hoặc bỏ bú, ngủ li bì khó đánh
thức, tím tái, thở rên, cơn ngừng thở và hạ nhiệt độ lại gặp nhiều hơn ở nhóm
trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi.
+ Thở nhanh
(từ 50 lần/phút trở lên) là dấu hiệu tốt trong chẩn đoán viêm phổi. Co rút lồng
ngực là triệu chứng thường gặp của viêm phổi nặng và rất nặng ở trẻ từ 2 tháng
đến dưới 1 tuổi và 1 đến 3 tuổi.
+ Tím tái,
bú kém hoặc bỏ bú là những dấu hiệu có giá trị trong chẩn đoán sự chuyển thể từ
viêm phổi nặng sang thể rất nặng ở trẻ dưới 2 tháng.
- Các triệu
chứng lâm sàng có liên quan đến tử vong có ý nghĩa tiên lượng bệnh theo thứ tự
từ cao nhất đến thấp nhất là: nhịp thở chậm dưới 40 lần/phút và nhiệt độ dưới
36oC; suy dinh dưỡng nặng, tím tái, cơn ngừng thở, ngủ li bì khó
đánh thức, chướng bụng, co thắt, thở rale, bú kém hoặc bỏ bú.
2. Đặc
điểm cận lâm sàng: dấu
hiệu X quang có giá trị cho chẩn đoán xác định nhất là trẻ dưới 2 tháng tuổi.
3.
Đặc
điểm vi sinh:
- Xếp từ cao đến thấp: H.influenzae,
S.Pneumoniae, S.aureus, M.carrhanlis.
+
S.Pneumoniae còn nhạy cảm với B. Penicilline 64% và Cefotaxime 98%.
+
H.influenzae đề kháng Ampicilline 98% và nhạy cảm với Cefotaxime 93%.
+ S.aureus
đề kháng với hầu hết kháng sinh còn nhạy cảm với Cefotaxime 87%.
+
M.carrhanlis còn nhạy cảm với hầu hết tất cả các kháng sinh hiệu quả nhất
Cefotaxime 93%.
- Virus:
bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang virus phân lập được theo thứ tự RSV,
Adenovirus, Parainfluenzae, Influenzae A, B và Parainfluenzae 1+2.
4. Yếu tố
nguy cơ gây viêm phổi:
được xếp theo thứ tự có liên quan chắc chắn là gia đình có người hút thuốc lá,
trẻ có tiền sử bị nhiễm khuẩn, nhà ở chật chội, gia đình thiếu ăn, trẻ có tiếp
xúc với hàng xóm.
5. Kết
quả điều trị:
- Benzyl
Penocillin dùng điều trị cho các trường hợp viêm phổi từ 2 tháng đến dưới 1
tuổi và từ 1 đến 3 tuổi với tỷ lệ khỏi bệnh: viêm phổi 51,3%, viêm phổi nặng
46,6% và viêm phổi rất nặng 30%.
- Benzyl
Penicillin kết hợp Gentamicin với tỉ lệ khỏi bệnh là: viêm phổi 70%, viêm phổi nặng
64,4% và viêm phổi rất nặng 51%.
- Cefotaxime
với tỉ lệ khỏi bệnh: viêm phổi 100%, viêm phổi nặng 95% và viêm phổi rất nặng
90%.
- Diễn biến
trong quá trình điều trị:
Các triệu
chứng bệnh hết dần theo thời gian xếp thứ tự là:
. Tím tái co
rút lồng ngực, trở về bình thường đối với trẻ từ 2 tháng đến 3 tuổi.
. Tím tái,
sốt, co rút lồng ngực trở về bình thường đối với trẻ dưới 2 tháng.
Thời gian
điều trị trung bình cho bệnh nhân viêm phổi nặng là 7 ngày, viêm phổi rất nặng
là 8 ngày.
V. ĐỀ
NGHỊ
- Do đặc điểm
của trẻ em được chia làm 3 nhóm tuổi, các triệu chứng lâm sàng đa dạng, diễn
biến nhanh và tỷ lệ tử vong cao nên phải coi viêm phổi là một vấn đề cấp cứu,
cần hướng dẫn cho các cơ sở y tế và gia đình biết các biểu hiện sớm và nặng để
đi khám kịp thời.
- Vi khuẩn
gây bệnh hầu hết kháng với các kháng sinh thông thường như Ampicillin, Bactrim,
Cloramphenicol chỉ còn nhạy với Cephalosporine thế hệ 3.
Kháng sinh
lựa chọn ban đầu nên dùng Penicillin phối với Gentamicin. Trong trường hợp điều
trị không có đáp ứng nên phối hợp Cephalosporine thế hệ 3,4.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ