SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Giải pháp kiểm soát khí độc ammonia, hydrogen sulfide trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh trên đất phèn tỉnh Cà Mau.

[27/12/2011 16:58]

Đề tài do nhóm tác giả ThS. Cao Phương Nam, ThS Cao Thanh Liêu và KS Lê Văn Hậu (trường Đại học Thủy Lợi- Viện Thủy Lợi và Môi Trường TP Hồ Chí Minh) thực hiện.

Nhằm khảo sát giải pháp kiểm soát NH3, H2S trong môi trường nước đáy, nước bùn đáy ao tôm sú bằng chế phẩm sinh học EM (effective microorganims) kết hợp chế độ cấp oxy. Đề tài theo dõi, đánh giá sựu phát sinh và khả năng xử lý NH3, H2S, trong đáy ao nuôi tôm sú trên bốn ao thí nghiệm (ĐC, M0, M1, M2) trong đó các ao ĐC, M0 là ao đối chứng không thêm chế phẩm EM. Thông số ao thí nghiệm: diện tích ao (4000 – 4800 m2), độ sâu ao (1,2 – 1,3 m), mật độ thả giống (30 con/m2 PL15), không thay nước trong quá trình nuôi, ao lắng 30 m2, thức ăn sử dụng: Laone, chế độ cấp oxy (Dod mg/l) và sử dụng chế phẩm vi sinh EM (lít/m3/ao/7 ngày).

Kết quả thí nghiệm cho thấy, khí độc NH3, H2S trong bùn đáy cao hơn so với trong lớp nước sát đáy. Sự phát sinh NH3, H2S không theo quy luật nhưng có ảnh hưởng xấu trực tiếp đến tỷ lệ sống, năng suất nuôi tôm. Khí độc NH3, H2S tăng theo sự tăng  của TOC (Total organic carbon), tăng cao theo tuổi tôm nuôi ở tất cả các nghiệm thức. Việc kiểm soát tốt hàm lượng khí độc NH3, H2S sẽ giúp người nuôi đạt năng suất và lợi nhuận cao hơn, đồng thời giải pháp có tính khả thi và phù hợp với các quy trình nuôi theo hướng bền vững hiện nay.

Tạp chí Khí tượng Thủy văn, tháng 9/2011
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ