Khả năng sản xuất 2 vụ lúa – 1 vụ màu của vùng đất trồng lúa nước trời huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Đề tài do nhóm tác giả Lê Văn Khoa (Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ) và Trần Bá Linh (Bộ Môn Khoa học đất , Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện đánh giá khả năng đa dạng hóa cây trồng trên vùng trồng lúa nước trời điển hình tỉnh Sóc Trăng.
Kết quả chứng minh rằng, do điều kiện thiếu nước ngọt và lượng nước hữu dụng
trong đất bị mất nhanh trong mùa khô đến điểm héo, nước bị nhiễm mặn (yếu tố giới
hạn chính do không có nguồn nước ngọt tại
chỗ để tưới bổ sung), nên vùng đất không có khả năng luân canh với cây trồng cạn
giữa 2 vụ lúa hiện nay. Chỉ có thể luân canh với cây trồng cạn trong điều kiện
có nguồn nước ngọt hoặc trong mùa mưa như hiện nay trong vụ Hè Thu trên vùng đất
phù sa nhiễm mặn địa hình trung bình – cao, do vụ Đông Xuân là vụ lúa chính và
Vụ Thu Đông mưa nhiều sẽ ảnh hưởng bất lợi đến cây màu. Cần chú ý thoát nước
khi mưa tập trung để cây trồng không bị úng nước. Cây Đậu nành và cây Bắp là
hai loại cây trồng có khả năng thích nghi cao trong vùng.
Tạp chí Khoa học 2011:18b, Trường Đại học Cần Thơ