Phân bố động vật đáy ở rạch Cái Sao, tỉnh An Giang
Đề tài do nhóm tác giả Lê Công Quyền, Trịnh Thị Lan (Trường Đại học An Giang) và Vũ Ngọc Út (Khoa Thủy sản,Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
Mục tiêu đề tài nhằm Xác định tính đa dạng, sự thay đổi thành phần loài,
sinh khối của nhóm động vật đáy ở rạch Cái Sao và dựa vào tính chỉ thị, tính tương
đồng của nhóm sinh vật này để đánh giá chất lượng nước và phân vùng khu vực
nghiên cứu nhằm giúp cho việc quản lý môi trường nước và nguồn lợi thủy sản ở
khu vực này được dễ dàng hơn.
Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy 12 loài động vật đáy phân bố ở rạch Cái Sao.
Thủy vực đặc trưng bởi nhóm Bivalvia với số lượng và khối lượng chiếm tỉ lệ
cao. Số lượng động vật đáy dao động khá lớn từ 110 - 7.340 cá thể/m2,
khối lượng động vật đáy dao động rất lớn từ 21,032 - 5.087,868g/m2 chủ
yếu là nhóm hến. Chỉ số đa dạng Shannon dao động
từ 0,528 - 2,019 cho thấy sự đa dạng từ thấp đến trung bình. Cùng ở mức độ tương
đồng 50% thì trong mùa khô sự phân bố động vật đáy trên tuyến rạch Cái sao được
chia thành hai vùng. Còn mùa mưa thì được chia thành ba vùng. Mức độ ô nhiễm ở
các vị trí khảo sát trên rạch Cái Sao dựa theo chỉ số sinh học RBP III là từ ô
nhiễm trung bình đến ô nhiễm rất nặng.
Tạp chí Khoa học 2011:18b, Trường Đại học Cần Thơ