SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Kích thích cá linh ống (Cirrhinus jullieni) sinh sản bằng kích tố khác nhau

[31/12/2011 14:30]

Đề tài được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Văn Kiểm (Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ) và Võ Thị Trường An (Trường Trung Cấp Kinh Tế Kỹ Thuật Cà Mau) nhằm cung cấp một số dẫn liệu về kết quả nuôi vỗ, kích thích sinh sản để làm cơ sở cho sản xuất giống nhân tạo cá linh ống sau này.

Nghiên cứu kích thích sinh sản cá linh ống (C. jullieni) được tiến hành tại Trung tâm giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2009 đã ghi nhận: cá linh ống hoàn toàn thành thục trong ao nước tĩnh sau 4 tháng nuôi vỗ với thức ăn là cám (70%), bột cá (30%) và chỉ phân biệt giới tính khi cá đã thành thục.

Khi tiêm cho 1kg cá linh cái thành thục bằng HCG ở các liều 1500, 2000 và 2500UI hoặc não thùy ở các liều 2mg, 4mg, 6mg cũng như kết hợp 2mg não thùy họ cá chép với các mức HCG 1500UI, 2mg + 2000UI và 2mg +2500UI/kg đều không có tác dụng gây rụng trứng và đẻ trứng ở cá linh ống. Trong khi đó cá linh ống sẽ đẻ trứng ở liều thấp nhất 60μg + 5mg DOM /kg, tương tự nếu kết hợp 2mg não với 40μg LHRHa /kg, cũng cho kết quả tương tự nhưng sức sinh sản của cá, tỷ lệ nở, tỷ lệ thụ tinh của trứng ở các nghiệm thức này không có sự khác biệt (P>0,05). Trừ kết quả ở hai nghiệm thức tiêm 80 μg + 5mgDOM / kg và não thùy 2mg + 80 μg LHRH /kg cho kết quả sinh sản cao nhất với các chỉ số lần lượt: sức sinh sản tương đối: 419.000 và 458 000 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh trung bình 75,2 và 70,8% và tỷ lệ nở trung bình 75,2 và 72,9%.

Tạp chí Khoa học 2011:19a, Trường Đại học Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ