Phân tích tác động các chính sách và chiến lược nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo
Đề tài do nhóm tác giả Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi (Viện Nghiên Cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
“Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo
vùng đồng bằng sông Cửu Long” theo cách
tiếp cận tổng hợp của Kaplinsky và Morris (2000), Recklies (2001), GTZ
ValueLinks (2007) và M4P (2007) cùng với phỏng vấn trực tiếp 564 đại diện các
tác nhân tham gia chuỗi và 10 nhóm nông dân trồng lúa thuộc bốn tỉnh có diện
tích và sản lượng lúa cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu đã đi
sâu phân tích (1) chuỗi giá trị lúa gạo nội địa và chuỗi giá trị lúa gạo xuất
khẩu, (2) phân tích kinh tế chuỗi nhấn mạnh phân phối lợi ích, chi phí, giá trị
gia tăng cũng như tổng lợi nhuận của mỗi tác nhân và toàn chuỗi, (3) phân tích
hậu cần, rủi ro và chính sách hỗ trợ có liên quan, (4) phân tích SWOT liên quan đến mặt mạnh, mặt
yếu, cơ hội và nguy cơ cũng như xác định các vấn đề về chất lượng sản phẩm của
chuỗi. Cuối cùng, nghiên cứu còn đề cập đến các chiến lược nâng cấp chuỗi và
các giải pháp về chính sách nhằm để tăng giá trị gia tăng, thu nhập và lợi nhuận,
lợi thế cạnh tranh cũng như phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL nói
riêng và Việt Nam nói chung.
Tạp chí Khoa học 2011, Trường Đại học Cần Thơ