Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xử lý tiền thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch để nâng cao phẩm chất và kéo dài thời gian tồn trữ xoài cát Hòa Lộc ở thành phố Cần Thơ
Cơ quan chủ trì: Nông trường Sông hậu. Chủ nhiệm: Ths. Trần Thị Kim Ba. Thời gian thưc hiện: 2006-2010.
Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu:
- Tiền thu hoạch
thực hiện gồm 10 thí nghiệm: ảnh hưởng của các biện pháp tưới nước, ảnh hưởng
của dạng, nồng độ kali phun lên lá đến năng suất và phẩm chất trái, phun Borax qua lá đến khả năng đậu trái, phun
calcium kết hợp chất bám dính…qua 10 thí nghiệm đã cho một số kết quả:
+ Để làm tăng năng
suất, phẩm chất trái và kéo dài thời gian tồn trữ xoài cát Hòa Lộc thì : Tưới
nước trong mùa khô 2 tuần/lần kết hợp phủ rơm ở gốc cho xoài làm tăng năng
suất, hàm lượng đường tổng số, hàm lượng tinh bột.
+ Phun Borax từ 1-2
g/lít lúc phát hoa dài 10 cm làm tăng sự nẩy mầm của hạt phấn làm tăng khả năng
đậu trái.
+ Phun K2CO3
(2gK/l) hoặc CaCl2 (2 g Ca/l) có kết hợp Tween hoặc Triton phun định
kỳ 2 tuần/lần sau khi đậu trái làm tăng năng suất và phẩm chất trái.
+ Kéo dài thời gian
tồn trữ của xoài phun 1 mM putrescine trước khi thu hoạch một tuần hoặc nhúng
vào dung dịch 0,5 mM putrescine ngay sau khi thu hoạch.
- Phần xử lý sau
thu hoạch: gồm 7 thí nghiệm: phòng trừ bệnh thối trái, nghiên cứu diệt trứng
ruồi đục trái bằng xử lý nước nóng, bao màng bảo quản, chọn lựa độ tuổi thích
hợp để thu hoạch…Các thí nghiệm cho kết quả:
+ Thu hoạch xoài ở độ tuổi tương ứng
90-100 ngày, trái được bao màng chitosan
và trữ ở nhiệt độ 120C sẽ bảo quản được 4 tuần.
+ Xoài cát Hòa Lộc xử lý Benomyl nồng
độ 500-1000 ppm cho thấy có hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh sau thu hoạch.
+ Xử lý xoài bằng hơi nóng ở nhiệt
46,50C trong 20 phút diệt ruồi đục trái.
Hiệu quả kinh tế-xã hội:
+ Qui hoạch vườn trồng đến 2007 đạt 150.000 cây xoài Cát Hòa
Lộc.
+ Tổng sản lượng: 4.000 tấn/năm trên 600ha.
+ Doanh thu: 48.000.000.000đ. (12.000 đ/kg).
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ