Nghiên cứu dư lượng các chất độc hại chủ yếu trong thủy vực và thủy sản ở tỉnh Cần Thơ (cũ) đề xuất giải pháp phát triển thủy sản bền vững
Cơ quan chủ trì: Chi cục Thủy sản - Sở NN&PTNT. Chủ nhiệm: Ts. Trần Ngọc Nguyên. Thời gian thực hiện: 2006-2010.
Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu:
- Xác định khả năng tồn lưu chất độc hại và đưa ra kết luận
qua thu mẫu phân tích từ năm 2003-2005 chưa phát hiện dư lượng các loại hóa
chất kháng sinh cấm trong sản xuất kinh doanh thủy sản, kim loại nặng, thuốc
bảo vệ thực vật, hoặc phát hiện trong ngưỡng cho phép theo quy định. Các mẫu
thủy sản nhiễm dư lượng kháng sinh cấm chỉ chiếm tỷ lệ 4,6% tổng số mẫu thu
(22/469) và chủ yếu là thủy sản tự nhiên và nuôi tiêu thụ nội địa (19/71).Mẫu
nuôi cá tra xuất khẩu nhiễm ít (3/347).
- Đề tài đã đề xuất một loạt các giải pháp từ tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho người nuôi, đến quy hoạch vùng nuôi, đến giải pháp khuyến khích người nuôi áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng
tiên tiến (GAP, SQF). Tác giả cũng đề xuất phải có quỹ hỗ trợ xử lý môi trường
và ngân sách đầu tư xây dựng mô hình nuôi theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiệu quả kinh tế-xã hội:
Các giải mà đề tài đề xuất đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu thủy sản hiện nay. Hiện tại
đã có một số hộ nuôi các tra đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng SQF.
Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ