Điều tra, chọn lọc và đánh giá khả năng đối kháng của các dòng nấm Trichoderma Spp, đối với bệnh thối rễ Fusarium của cam quýt tại Cần Thơ
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Cần Thơ. Chủ nhiệm: Ths. Dương Minh. Thời gian thưc hiện: 2006-2010
Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu:
- Điều tra thu thập và phân lập được 74 chủng nấm Fusarium solani, 181 chủng nấm Trichoderma. Đã chọn lọc ra 22 chủng nấm
Trichoderma có khả năng đối kháng cao
với ba chủng F. Solani gây bệnh thối
rễ cam quýt ở pH 4,2 - 5,5.
- Nhóm tác giả đã phát triển được chế
phẩm sinh học với tên thương mại là Tricô-ĐHCT; sản phẩm đã đăng ký đặc
cách cho phép sản xuất của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và đã có hiệu quả sử dụng trong phòng trừ bệnh thối rễ trên cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Kết
quả của đề tài có triển vọng áp dụng khá rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp đây là một đóng góp không nhỏ của nhóm tác giả trong việc hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong hệ thống
bảo vệ thực vật trên cây ăn trái để tăng thu nhập cho người nông dân, giảm ô
nhiễm môi trường nhằm góp phần tăng cường năng lực phát triển nông nghiệp, đồng
thời duy trì một nền nông nghiệp bền vững ở Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung.
Hiệu quả kinh tế-xã hội:
Đã phát triển được chế phẩm sinh học với tên thương mại là Tricô-ĐHCT; sản
phẩm đã đăng ký đặc cách cho phép sản xuất của Bộ Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn và đã có hiệu quả sử dụng trong phòng trừ bệnh thối rễ trên
cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Kết quả của đề tài có triển vọng áp dụng khá rộng rãi trong sản xuất nông
nghiệp đây là một đóng góp không nhỏ trong việc hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong hệ thống bảo vệ thực vật trên
cây ăn trái để tăng thu nhập cho người nông dân, giảm ô nhiễm môi trường nhằm
góp phần tăng cường năng lực phát triển nông nghiệp, đồng thời duy trì một nền
nông nghiệp bền vững ở Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ