Nghiên cứu bảo quản tươi kéo dài thời gian tồn trữ trái cam sành, quýt đường, và bưởi Năm roi tại Cần Thơ
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học cần Thơ. Chủ nhiệm: Ts. Trần Thị Kim Ba. Thời gian thưc hiện: 2006-2010.
Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu:
- Thực hiện 17 thí nghiệm theo đề
cương và theo đề nghị thay đổi bổ sung:
+ Nhận dạng và
đánh giá được mức độ gây hại của các loại nấm gây thối trái giai đoạn sau thu
hoạch trên cam sành, quýt đường, bưởi năm roi: nấm Aspergillus sp, Colletotrium
sp và Penicillium sp.
+ Xác định
nghiệm thức tốt nhất hạn chế sự phát triển của nấm bệnh sau thu hoạch cho từng
kỹ thuật xử lý khác nhau: xông khí nóng ở nhiệt độ 400c trong 12
giờ, ngâm trái trong dung dịch Chlorine nồng độ 1.000ppm thời gian 10 phút, xử
lý nước nóng, bao trái bằng màng chitosan nồng độ 0,25%…
+ Đề xuất quy
trình tổng hợp để bảo quản tươi trái cho 3 loại trái : trái được chọn bảo
quản phải có cùng độ chín thu hoạch ,
rửa sạch trái và nhúng trong dung dịch chlorine 1phần ngàn thời gian 10 phút.
Bảo quản trái trong kho ở nhiệt độ 200C và ẩm độ 99%, xông khí Ozon
nồng độ 0,8 ppm trong 5 phút và xông lại sau mỗi 6 giờ. Trái sẽ được giữa tươi
đối với cam sành trong 7 tuần; quýt đường trong 4 tuần; Bưởi Năm roi trong 12
tuần.
- Số liệu của đề tài là những dữ
liệu quan trọng có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn: xác định 3 loại nấm chính gây bệnh hại ở giai
đoạn sau thu hoạch. Xây dựng quy trình tổng hợp các biện pháp bảo quản trên 3
loại cây : quýt đường, cam sành, bưởi Năm roi.
Hiệu quả kinh tế-xã hội:
Số liệu của đề tài là
những dữ liệu quan trọng có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn: xác định 3 loại nấm chính gây bệnh hại ở giai
đoạn sau thu hoạch. Xây dựng quy trình tổng hợp các biện pháp bảo quản trên 3
loại cây : quýt đường, cam sành, bưởi Năm roi. Thời gian tồn trữ của quýt là 4
tuần, của cam sành là 7 tuần và của bưởi là 12 tuần.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ