Ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá thích nghi đất đai cấp huyện
Đề tài do nhóm tác giả Lê Tấn Lợi, Nguyễn Hữu Kiệt (Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Môi Trường & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ) và Trần Thanh Nhiên (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) thực hiện.
Ứng dụng công nghệ thông tin cho đánh giá đất đai cấp Huyện được thực
hiện tại huyện Mỹ Tú nhằm mục tiêu đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm đánh
giá đất đai tự động (ALES) trong quản lý tài nguyên đất đai từ đó phát triển
nông nghiệp bền vững.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ứng dụng phần mềm ALES kết hợp với phần mềm
PRIMER trong đánh giá đất đai đã chọn ra được các vùng thích nghi theo từng
điều kiện tự nhiên bao gồm các kiểu sử dụng đất khác nhau. Sử dụng tính năng
phân nhóm theo mức độ tương đồng của các đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) cho từng kiểu sử
dụng theo từng mục tiêu của phần mềm PRIMER và phần mềm IDRISI thông qua modul
ALIDRIS để tạo ra các bản đồ thích nghi cho từng kiểu sử dụng đất. Kết quả đánh
giá tổng hợp theo nhiều mục tiêu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường đã
chọn ra cho Huyện các kiểu sử dụng đất có tính thích nghi theo thứ tự ưu tiên
như sau: Chuyên màu, cây ăn trái, hai lúa - màu và lúa 3 vụ, chuyên mía và lúa-tôm.
Từ kết quả thu được cho thấy phần mềm ALES kết hợp với PRIMER có thể ứng dụng
trong đánh giá đất đai một cách tổng hợp bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và môi trường, cũng như cho kết quả nhanh chóng, tiện lợi và có hiệu quả
đáp ứng được cho từng mục đích sử dụng đất khác nhau trong quy hoạch sử dụng
đất đai bền vững.
Tạp chí Khoa học 2011, Trường Đại học Cần Thơ