Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh đục cơ (White tail disease) trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ương nuôi tại Cần Thơ
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Cần Thơ. PGS.Ts. Nguyễn Thanh Phương. Thời gian thưc hiện: 2006-2010
Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu:
- Đề tài đã điều tra tình hình bệnh đục
cơ trên tôm càng xanh tại các trại sản xuất giống và các hộ nuôi tại TP Cần
Thơ. Qua khảo sát, kết quả đề tài đã ghi nhận được thời điểm xuất hiện bệnh và
tuổi tôm xuất hiện bệnh.
- Triển khai phân tích mầm bệnh “bao vây”
bao gồm: virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Kết quả ghi nhận virus là tác nhân
chính gây bệnh đục cơ trên tôm ấu trùng và tôm mẹ đó là Macrobrachium nodavirus
(MrNV) và Extra small virus (XSV).
- Đưa ra phương pháp phòng trị và đề xuất
giải pháp quản lý bệnh chủ yếu bằng kiểm dịch tôm bố mẹ và tôm giống.
- Đề tài đã thực hiện thành công các qui
trình:
+ mRT-PCR phát hiện đồng thời MrNV và XSV
có sử dụng gen β-actin của tôm làm nội chuẩn, sản phẩm PCR cho kết quả ba vạch
425 bp (MrNV), XSV (500) và 216 bp (β-actin).
+ Kít chẩn đoán đồng thời MrNV và XSV,
sản phẩm PCR cho kết quả hai vạch 425 bp (MrNV) và 500 bp (XSV).
Các qui trình có khả năng ứng dụng tốt cho việc xác định
chính xác tác nhân gây bệnh đục cơ ở tôm càng xanh và có thể kiểm soát được
trường hợp âm tính giả trong xét nghiệm thông qua nội chuẩn.
Hiệu quả kinh tế-xã hội:
Phát hiện sớm giống tôm
càng xanh nhiễm bệnh đục cơ giúp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ