Ảnh hưởng của mật số nấm men, chất khô hòa tan và ph của dịch lên men đến chất lượng rượu vang Thốt Nốt
Đề tài do nhóm tác giả Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền, Nguyễn Phú Cường, Dương Kim Thanh, Lê Văn Boi, Lê Thanh Trường, Huỳnh Thị Chính và Phan Thanh Nhàn (Khoa NN & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh
giá hiệu quả lên men của dòng nấm men Saccharomyces đã được phân lập và tuyển
chọn từ nước thốt nốt so với nấm men thương mại trong quá trình sản xuất rượu
vang thốt nốt. Ảnh hưởng của số lượng tế bào nấm men phân lập (101÷106
CFU/ml), hàm lượng chất khô hoà tan (20÷24oBx), pH (3,5÷4,5) cùng
với quá trình lên men từ 2 dòng nấm men được khảo sát.
Sau 12 ngày lên men, kết quả cho thấy dòng nấm men thuần chủng
Saccharomyces đã có tất cả các đặc tính mong muốn cho mục đích nghiên cứu này
và rượu lên men tốt hơn so với nấm men thương mại. Hàm lượng ethanol cao (13,67%
v/v) và hàm lượng đường sót thấp (2,57%) thể hiện với quá trình lên men từ dòng
nấm men thuần chủng (với dịch lên men có số lượng tế bào nấm men 103 CFU/ml, hàm
lượng chất khô hoà tan 24oBx và pH 4,0). Hàm lượng ethanol thấp hơn (12,33%)
và hàm lượng đường sót cao hơn (3,42%) thể hiện với rượu lên men từ nấm men
thương mại. Các chỉ tiêu hóa học khác của rượu (acid bay hơi, ester, SO2
và methanol) đều thấp hơn mức cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam (7045:2009).
Tạp chí Khoa học 2011, Trường Đại học Cần Thơ