Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và biến đổi áp suất thẩm thấu cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis)
Đề tài do nhóm tác giả Nguyễn Văn Kiểm và Trang Văn Phước (Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện nhằm xác định được độ mặn cao nhất có thể ương cá Sặc rằn thông qua đánh giá về sinh trưởng, tỷ lệ sống và khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của cá hương Sặc rằn (T. pectoralis).
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới sinh trưởng và điều hòa áp suất thẩm
thấu của cá Sặc rằn (Trichogaster pestoralis) được thực hiện tại khoa Thủy sản
Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu bao gồm hai thí nghiệm: (i) nghiên cứu ảnh
hưởng của độ mặn tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Sặc rằn và (ii) sự điều
hòa áp suất thẩm thầu của cá Sặc rằn giống ở độ mặn khác nhau. Đã sử dụng
phương pháp đang được ứng dụng trong nghiên cứu sinh học và sinh lý cá.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng của cá giảm khi độ mặn của
môi trường tăng. Trong hai tuần đầu, sinh trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng
cao nhất và khác biệt so với sinh trưởng của cá ở các nghiệm thức còn lại. Ở
tuần thứ ba và thứ 4, tăng trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng, 5‰, 7‰ không
khác biệt (p>0,05) nhưng khác biệt so với tăng trưởng của cá ở các nghiệm
thức còn lại (p<0.05).
Kết quả nghiên cứu về điều hòa áp suất thẩm thấu của cá cũng cho thấy áp
suất thẩm thấu của cá tăng theo độ mặn của mội trường. Điểm đẳng áp của cá Sặc
rằn (4 tuần tuổi) được thiết lập tại độ mặn của môi trường là 12 ‰ (345,67 mOsm
and 348,33 mOsm).
Tạp chí Khoa học 2011, Trường Đại học Cần Thơ