SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Sự thuần chủng và hoạt tính kháng khuẩn của cây Sống Đời (kalanchoe pinnata) và cây Rau Mương (Ludwigia hyssopifolia) ở đồng bằng sông Cửu Long

[04/01/2012 14:36]

Đề tài do nhóm tác giả Huỳnh Kim Diệu và Lê Thị Loan Em thuộc Khoa NN & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Tổng số 30 mẫu lá Sống Đời và 30 mẫu Rau Mương được thu thập ở nhiều nơi thuộc đồng bằng sông Cửu Long được điện di protein bằng phương pháp SDS-PAGE và thử hoạt tính kháng khuẩn (xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC) trên 8 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp. và Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda.

Kết quả điện di cho thấy các cây Sống Đời thuần chủng và có khả năng tác động trên vi khuẩn thử nghiệm, đặc biệt tác động rất mạnh trên Edwardsiella ictaluri (MIC= 512 mg/ml). Trong khi cây Rau mương không thuần chủng, gồm 20 dòng với tỉ lệ cá thể đa hình là 9%, tỉ lệ băng protein đa hình 10%, chỉ số đa dạng về kiểu gen HEP = 0,61 và số allele hiệu quả SENA= 1,15, rõ nhất là chỉ số đa dạng về kiểu hình Ho = 3,04. Hoạt tính kháng khuẩn các dòng Rau mương khác nhau nhưng đều tác động tốt trên vi khuẩn thử nghiệm và tất cả các nhóm tác động rất mạnh trên Edwardsiella tarda, Staphylococcus aureus, Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila (MIC=128-512 µg/ml). 

Tạp chí Khoa học 2011, Trường Đại học Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ