Các loài rùa ở đồng bằng sông Cửu Long
Đề tài do nhóm tác giả Huỳnh Thu Hòa, Bùi Tấn Anh và Ngô Thanh Phong (Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện nhằm sưu tập, định danh các loài rùa nước ngọt ở vùng ĐBSCL nhằm cung cấp tài liệu cơ sở cho việc nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất bằng phẳng, nhiều sông rạch
và nhiều vùng ngập nước. Điều kiện tự nhiên này tạo thuận lợi cho sự phát triển
của nhiều loài sinh vật thủy sinh. Cá, tôm, rắn, rùa, chim nước... là những
động vật có chủng loại và số lượng đa dạng và phong phú ở vùng này.
Rùa thuộc nhóm động vật có cấu tạo cơ thể đặc biệt, là đối tượng săn bắt
ráo riết và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Ba đợt thu mẫu các loài Rùa
nước ngọt tại đồng bằng sông Cửu Long cho phép thu thập, định danh và mô tả được
6 loài Rùa thuộc 3 họ (Emydidae, Testudinidae và Trionychidae) của bộ Rùa (Testudinata).
Năm trong sáu loài Rùa này thuộc nhóm nguy cấp hay sắp nguy cấp, cần được bảo
vệ và nhận nuôi để bảo tồn đa dạng sinh học của nước ta.
Tạp chí Khoa học 2011, Trường Đại học Cần Thơ