Hàm cung mía đường ở đồng bằng sông Cửu Long
Đề tài do tác giả Võ Thành Danh (Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện nhằm phân tích ảnh hưởng của yếu tố giá đến quyết định sản xuất của người nông dân trồng mía.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nguyên liệu mía lớn nhất chiếm khoảng 1/4
diện tích và 1/3 sản lượng của cả nước. Bài viết này phân tích ảnh hưởng của
các yếu tố, đặc biệt là giá mía nguyên liệu đối với quyết định bố trí diện tích
trồng mía bằng cách sử dụng hàm phản ứng cung điều chỉnh từng phần dạng Nerlove.
Kết quả ước lượng của mô hình phản ứng cung cho thấy rằng cơ chế điều
chỉnh từng phần của biến giá với giá trị của hệ số điều chỉnh δ = 0,24. Điều
này cho thấy rằng thông tin không được cập nhật nhanh chóng để thành lập dự
đoán về giá mía, và do đó ảnh hưởng đến quyết định diện tích trồng mía. Đặc
biệt là trong ngắn hạn, yếu tố giá không là nhân tố quan trọng, trong khi trong
dài hạn giá lại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cung. Ngoài ra, giá
đường thế giới cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đối với ngành mía
đường ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tạp chí Khoa học 2011, Trường Đại học Cần Thơ