Đánh giá tác động do khai thác cát đến sự ổn định bờ sông Hậu và các trọng điểm (Thốt Nốt, khu công nghiệp Trà Nóc, Cồn Khương)
Cơ quan chủ trì: TT.Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL- Bộ Khoa học và Công nghệ. Chủ nhiệm: Ts. Lê Xuân Thuyên. Thời gian thực hiện: 2006-2010.
Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu:
- Khảo sát
đánh giá tác động của việc khai thác cát lòng sông đối với sự ổn định bờ sông.
Khoanh vùng các khu vực có tiềm năng khai thác. Đề xuất phạm vi và quy mô tiến
hành khai thác cát sông .
- Phản ảnh được bức tranh
toàn cảnh về tình hình bồi lắng và xói lở và ảnh hưởng của
việc khai thác bùn cát đến lòng dẫn, cấu trúc dòng chảy, tính ổn định của bờ
sông ở các khu vực khảo sát tluộc phạm vi nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra kết
luận: hoạt động khai thác cát trên sông Hậu thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ
trong thời gian có nhiều tác động, về cơ bản là có tác động tích cực đến dòng
chảy và tính ổn định bờ sông.
- Đề ra được nhiều giải pháp khác nhau trong hoạt động khai
thác cát kết hợp với nạo vét luồng lạch, chỉnh trị dòng chảy, ngăn ngừa bồi tụ
và xói lở ở những vị trí ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống
& kinh tế của cư dân ven bờ thuộc phạm vi nghiên cứu. Lưu ý được một số
giải pháp bảo vệ bờ. Chỉ rõ được tiềm năng khai thác cát
sông, khả năng tái tạo giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu.
- Đưa ra những vị trí nên khai thác cát kết hợp với chỉnh
trị dòng chảy (khu vực Thốt Nốt, Ô Môn, Ninh Kiều) và quy mô khai thác hàng năm
khoảng 6.000.000 m3.
- Phát hiện và nghiên cứu sơ bộ về hiện tượng xuất hiện các
khu vực trên sông (được dân gian gọi là “búng” vực sâu như “búng” Ninh Kiều
(ngã ba nơi sông Cần Thơ chảy ra và gặp sông Hậu) liên quan đến nguy cơ tiềm ẩn
sạt lở bờ sông.
Hiệu quả kinh tế xã hội:
Kết quả đề tài làm cơ sở cho khoa học cho việc đề ra sản
lượng khai thác cát hàng năm tại Cần Thơ.
- Đưa ra những vị trí nên khai thác cát kết hợp với chỉnh
trị dòng chảy (khu vực Thốt Nốt, Ô Môn, Ninh Kiều) và quy mô khai thác hàng năm
khoảng 6.000.000 m3
- Nghiên cứu sơ bộ về
hiện tượng xuất hiện các khu vực trên sông (được dân gian gọi là “búng” vực sâu
như “búng” Ninh Kiều (ngã ba nơi sông Cần Thơ chảy ra và gặp sông Hậu) liên
quan đến nguy cơ tiềm ẩn sạt lở bờ sông.