Hoạt động sở hữu trí tuệ ở địa phương – Khó khăn từ khâu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp (SHCN) tại các địa phương trong năm 2011 không có nhiều thay đổi, chức năng quản lý sở hữu trí tuệ (SHTT) vẫn chủ yếu được ghép chung với các lĩnh vực khác như an toàn bức xạ, thông tin... hoặc thường nằm chung trong một phòng quản lý công nghệ hoặc phòng quản lý chuyên ngành.
Tính dến thời điểm hiện tại, vẫn chỉ có 10 Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN)
có bộ phận độc lập chuyên trách quản lý về SHCN (Phòng SHTT).
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về sở
hữu công nghiệp (SHCN) tại các địa phương trong năm 2011 không có nhiều
thay đổi, chức năng quản lý sở hữu trí tuệ (SHTT) vẫn chủ yếu được
ghép chung với các lĩnh vực khác như an toàn bức xạ, thông tin... hoặc thường
nằm chung trong một phòng qủan lý công nghệ hoặc phòng quản lý chuyên
ngành. Tính dến thời điểm hiện tại, vẫn chỉ có 10 Sở Khoa học và Công nghệ
(KHCN) có bộ phận độc lập chuyên trách quản lý về SHCN (Phòng SHTT).
Lãnh đạo Cục SHTT cho
biết, số cán bộ phụ trách lĩnh vực SHTT tại các địa phương trong những năm gần
đây tiếp tục tăng dù không nhiều. Trong năm 2011, tổng số lượng cán bộ SHTT bị
suy giảm so với năm ngoái (147 so với 160), chủ yếu do biến động về nhân sự tại
các cơ quan nhà nước. Điều đáng mừng là mặc dù tổng số cán bộ phụ trách lĩnh
vực SHTT có giảm, nhưng số lượng cán bộ chuyên trách vẫn tiếp tục tăng, thể
hiện nhận thức về tầm quan trọng của SHTT trong sự nghiệp phát triển tiếp tục
được cải thiện thông qua quá trình phân công chuyên môn hóa ngày càng cao đối
với lĩnh vực SHTT tại các địa phương.
Công tác tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về SHTT ngày càng được các
tỉnh/thành phố quan tâm, được thực hiện dưới nhiều hình thức như tập huấn, hội
thảo, hội nghị, chương trình hợp tác trên các phương tiện thông tin đại chúng
(báo, đài, website)… cùng với sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của Cục SHTT. Ngoài
việc mở rộng đối tượng tiếp cận là giới doanh nghiệp và công chúng với các nội
dung cơ bản như phổ biến kiến thức phổ thông, pháp luật về SHTT, hướng dẫn quy
trình, thủ tục đăng ký xác lập quyền SHTT…, một trong những đối tượng được ưu
tiên phổ biến, tuyên truyền trong năm qua là khối chính sách (gồm các cán bộ
quản lý các sở, ban, ngành, huyện, thị…) cũng đã được chú ý với những nội dung
chuyên sâu hơn.
Về công tác hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân địa phương xác lập và bảo vệ quyền SHTT đây được xem là
hoạt động thường xuyên của hầu hết các Sở KHCN. Đứng đầu về số lượt tư vấn vẫn
là nhãn hiệu (596 lượt), tiếp theo là kiểu dáng công nghiệp (49 lượt) và sáng
chế (23 lượt). Việc đưa vào sử dụng thư viện số trực tuyến về SHCN trên trang
web của Cục SHTT đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ địa phương có thể tư
vấn chính xác hơn.
Chương trình hỗ trợ
doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ (Chương trình 68) đã chính thức bước
sang giai đoạn 2 với phạm vi mở rộng hơn với những mục tiêu cụ thể như đáp ứng
được 70% nhu cầu của địa phương trong việc phát triển các đặc sản trong vùng
thông qua chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, đồng
thời tăng cường công tác tuyên truyền và đào tạo SHTT theo từng nhu cầu cụ thể
của mỗi địa phương.
Với phạm vi hỗ trợ
rộng hơn, tính đến nay, đã có 42/63 tỉnh/thành phố có dự án tham gia trong khuôn
khổ Chương trình 68 với tổng số 87 dự án đã và đang được triển khai, trong đó
điển hình có Bắc Giang (5 dự án), Lạng Sơn (4 dự án) và Phú Thọ (4 dự án). Bên
cạnh đó, một số địa phương cũng đã tích cực xây dựng Chương trình hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển tài sản trí tuệ riêng của địa phương mình (21/63 tỉnh/thành
phố), trong đó các địa phương điển hình có các chương trình hoạt động hiệu quả
có thể kể đến là An Giang, Cần Thơ, Nam Định và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nạn hàng giả, hàng
nhái vẫn là một vấn đề bức xúc trong cả nước. Hầu hết các vụ xâm phạm quyền
SHCN đều liên quan đến nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Tính tổng số trên cả
nước về nhãn hiệu có 1.561 vụ đã xử lý và tổng số tiền phạt là 9.021.421.000
đồng; về kiểu dáng công nghiệp có 107 vụ và tổng số tiền phạt là 264.354.000
đồng; về sáng chế/giải pháp hữu ích có 04 vụ đã xử lý với tổng số tiền phạt là
10.000.000; về chỉ dẫn địa lý có 39 vụ đã xử lý và tổng số tiền phạt là
18.250.000 đồng.
Các địa phương đã có
những nỗ lực mạnh mẽ trong việc ngăn chặn và xử lý hàng giả, hàng xâm phạm. Bên
cạnh mức phạt hành chính sau khi được tăng trần đã có tác dụng răn đe nhất
định, nhận thức của doanh nghiệp và người dân cũng được nâng cao, từ đó dẫn tới
số vụ bị xử lý vi phạm đang dần có xu hướng giảm xuống.
Theo đánh giá của Cục
SHTT, hoạt động của các cơ quan quản lý SHTT ở các địa phương mặc dù đã có
những bước tiến nhất định, nhưng kết quả nói chung vẫn không đồng đều và tại
nhiều địa phương hoạt động này chưa phát huy tác dụng tương xứng với vị trí,
vai trò của cơ quan lãnh đạo, điều hành hoạt động SHTT. Nhiều địa phương, nhất
là ở những nơi mà hoạt động thị trường còn kém sôi động, hoạt động SHTT còn đơn
giản, vai trò quản lý nhà nước mờ nhạt, bị động, vẫn còn tình trạng trông chờ,
ỷ lại hoặc giẫm chân lên nhau giữa các cơ quan quản lý có liên quan. Năng lực,
kiến thức chuyên môn về SHTT của các cơ quan thực thi quyền SHTT ở các địa
phương còn bất cập, tình trạng lúng túng trong việc thực hiện các chức năng của
mình, trông chờ, lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan chuyên môn ở Trung ương còn
phổ biến, nhiều cơ quan chưa thiết lập được bộ phận chuyên trách về SHTT.
Thời gian tới, để
hoạt động quản lý nhà nước về SHTT ở các địa phương được thực hiện thường xuyên
và có hiệu quả hơn, bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, các địa phương
cần chủ động đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý SHTT trên địa bàn của mình,
trong đó tập trung vào xây dựng những dự án tuyên truyền, phổ biến kiến thức,
chính sách và pháp luật về tầm quan trọng của SHTT trong phát triển kinh tế một
cách thiết thực, có hiệu quả, bám sát vào nhu cầu cụ thể của từng địa phương.
Tiếp tục triển khai các chương trình khuyến khích, thúc đẩy phong trào sáng tạo
tại địa phương, xây dựng cơ chế hỗ trợ kịp thời các giải pháp có giá trị kinh
tế cao, phối hợp với các cơ quan trung ương và các địa phương khác nhằm tìm
kiếm khả năng thương mại hóa các giải pháp này.
Tăng cường trao đổi
kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về SHTT giữa các địa phương như kinh nghiệm
triển khai hoạt động sáng kiến hay xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu
tập thể cho các sản phẩm của địa phương; Cung cấp những ý kiến chuyên môn chính
xác và kịp thời cho các cơ quan thực thi địa phương trong công tác kiểm tra,
thanh tra, chống hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm quyền SHTT…