Khảo sát các tác nhân vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.
Đề tài do Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Thị Hải Yến, Lê Văn Khoa - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện.
Nguyên nhân gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điện giải, tiếp theo là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý: tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại có nguy cơ bị tiêu chảy cao, gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ và là gánh nặng về kinh tế đối với các quốc gia nghèo, đang hoặc kém phát triển, trong đó Việt Nam.
Một trong những bước tiến quan trọng trong xử trí mất nước do tiêu chảy cấp là sử dụng dung dịch bù nước điện giải bằng đường uống. Liệu pháp này đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong 90% trường hợp tiêu chảy ở mọi lứa tuổi và mọi căn nguyên.
Tiêu chảy cấp có nhiều nguyên nhân như là Rotavirus, E.coli, trực khuẩn lỵ (Shigella), Campylobacter jejuni, Salmonella enterocolitica, Vibrrio cholerae, Entamoeba histolytica (Amíp), Giardia lamblia
Tại Khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, số trẻ nhập viện vì tiêu chảy năm 2006 là 1.879 ca, năm 2007 là 2.200 ca, năm 2008 là 3.371 ca, năm 2009 là 3.344 ca. Số trẻ nhập viện vì tiêu chảy tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ ngày càng gia tăng. Do đó, với nghiên cứu này, chúng tôi muốn khảo sát nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 07/2010 đến tháng 06/2011.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các tác nhân vi khuẩn phân lập được ở trẻ bệnh tiêu chảy. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh tiêu chảy trẻ em theo các tác nhân vi khuẩn phân lập được.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 1399 mẫu phân thu được từ bệnh nhi tiêu chảy tại bệnh viện, mẫu phân được cấy bằng bộ APT để xác định nguyên nhân.
Kết quả: trẻ tiêu chảy, tỷ lệ nam mắc nhiều hơn so với nữ (60,3% >39,7%), ở nông thôn (68,1%) đa số gặp trẻ dưới 2 tuổi (84,6%). Escherichia coli là nguyên nhân phổ biến nhất 59,3%), kế đó là Enterobacter (17,6%), Klebsiella (9,6%), Shigella (1,8%), Salmonella sp (0,7%), khác (Yersinia, Protetus, Serratia, Citrobacter) (11,0%). Về triệu chứng lâm sàng, đa số triệu chứng của bệnh tiêu chảy đều có sốt (78,3%), nhiệt độ trung bình là 38,2 ±0,9 0C, nhiệt độ cao nhất là 420C, nôn ói (46,9%) , tiêu phân lỏng vàng (83,4%), tiêu phân có đàm (29,3%), tiêu phân có máu (5,4%), đau bụng (11,2%), mót rặn (4,9%), có mất nước (20,4%).
Công trình NCKH tuổi trẻ lần VI - 2011 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ