Cục NTBD tiếp tay bầu show ‘bùng’ tác quyền âm nhạc?
“Việc cấp phép biểu diễn của Cục NTBD hiện nay là “tréo ngoe”, “ngáng trở trầm trọng việc bảo hộ quyền tác giả, giúp các cá nhân và tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực âm nhạc trốn tránh nghĩa vụ luật pháp”. – Nhạc sĩ Phó Đức Phương.
Sáng 16/2, hơn 30 nhạc sĩ lão thành đã tụ họp nhau trong một
buổi được coi như “Hội nghị Diên Hồng” để “tố” Cục NTBD “tiếp tay” cho các bầu
show quỵt tiền tác quyền, cấp phép cho các chương trình mà không “đếm xỉa” xem
nhạc sĩ có đồng ý hay không.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo
vệ quyền tác giả âm nhạc, cho biết, năm 2011, chỉ gần 10% số chương trình biểu
diễn trả tiền cho nhạc sĩ, hơn 90% còn lại coi như mất trắng
Đây không phải là lần đầu tiên có chuyện “tiếng
bấc, tiếng chì” giữa Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc với Cục NTBD. Còn
nhớ tháng 11 năm ngoái trong vụ liveshow Chế Linh, phía Trung tâm bảo vệ quyền
tác giả âm nhạc, cũng đã họp báo để phản đối việc Cục NTBD tiếp tay cho bầu
show không thực hiện tác quyền.
|
“Lễ Valentine vừa rồi, cô Mỹ Tâm nhận cát-sê 80 triệu/ tối,
cô Văn Mai Hương mới 17 tuổi, còn đang là học sinh, nhận cát sê 55 triệu/ 2
tối... Vậy mà các nhạc sĩ như chúng tôi đây có bao nhiêu bài hát được sử dụng
quanh năm thì có được xu nào? Cục NTBD cấp phép cho bao nhiêu show diễn mà có
cần sự đồng ý của chúng tôi đâu!”, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh bức xúc.
Đây không phải là lần đầu tiên có chuyện “tiếng bấc, tiếng chì” giữa Trung tâm
Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc với Cục NTBD. Còn nhớ tháng 11 năm ngoái trong vụ
liveshow Chế Linh, phía Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, mà đại diễn là
nhạc sĩ Phó Đức Phương cũng đã họp báo để trình bày cho rõ sự bẽ bàng của Trung
tâm này trong việc đòi tác quyền của ông bầu Hoàng Tiến nói chung và cụ thể là
liveshow Chế Linh nói riêng.
Và ông Phương cũng không ít lần kêu, với cái cách cấp phép
mà không yêu cầu đơn vị tổ chức biểu diễn đóng đầy đủ phí tác quyền, vô hình
chung, Cục NTBD đang tiếp tay cho các bầu show quỵt tiền tác quyền.
Sự việc lại càng trở nên nóng khi tuần qua, Cục NTBD tiếp
tục khẳng định mình không sai khi cấp giấy phép cho chương trình Ru tình, do LĐ
Xiếc VN và Mediamax tổ chức tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội vào tối 7-8/3 tới.
Trong khi đó, theo bà Trịnh Vĩnh Trinh: “Tôi không hề biết
Liên đoàn Xiếc là ai, bởi họ chưa bao giờ liên hệ. Tôi chỉ ký hợp đồng cho IB
Group tổ chức chương trình này trong 4 đêm 3, 4, 7 và 8/3/2012, ngoài ra không
đồng ý cho bất kỳ cá nhân và đơn vị nào sử dụng nhạc Trịnh trong thời gian này
tại Hà Nội”. Và đương nhiên, đơn vị tổ chức chương trình này cũng chưa có đóng
tác quyền với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc.
Qua hai vụ cấp giấy phép điển hình gần đay là liveshow Chế
Linh và Ru tình, phía Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, mà đại diện là
ông Phó Đức Phương cho rằng: “Việc cấp phép biểu diễn của Cục NTBD hiện nay là
“tréo ngoe”, “ngáng trở trầm trọng việc bảo hộ quyền tác giả, giúp các cá nhân
và tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực âm nhạc trốn tránh nghĩa vụ luật pháp”.
Đặc biệt các nhạc sĩ rất bức xúc khi biết BTC chương trình
chưa trả tiền tác quyền nhưng vẫn được cấp phép biểu diễn. Chuyện “bức xúc” về
tác quyền đã được các nhạc sĩ “gõ cửa” cầu cứu khắp nơi, từ Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Bộ VHTT&DL cho tới Đại biểu Quốc hội... nhưng đến nay, mọi việc...
vẫn y nguyên khiến cho họ không thể nào không lên tiếng.
Chuyện quỵt tác quyền còn diễn ra đặc biệt trầm trọng và trở
thành “nỗi ác mộng” với Trung tâm bảo về quyền tác giả âm nhạc tại địa bàn Hà
Nội khi nói như nhạc sĩ Phó Đức Phương thì có chuyện “gần lửa rát mặt”, Cục
NTBD và Sở VHTT&DL Hà Nội đều “đóng” trên địa bàn Hà Nội, do đó, Sở
VHTT&DL Hà Nội không dám làm gì trước quyết định sai của Cục.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cũng cho hay, trong cùng một nước
nhưng Sở VHTT&DL TP.HCM lại thực thi rất nghiêm túc việc bảo hộ quyền tác
giả. Họ đã quán triệt từ nhiều năm nay, nếu không có hóa đơn nộp tiền tác quyền
thì dứt khoát không cấp phép. Thậm chí, Sở này còn phát động thi đua giữa các
quận huyện về vấn đề kiểm soát thực hiện bản quyền tác giả.
Trước những sự xâm phạm trắng trợn về quyền tác giả âm nhạc,
các nhạc sĩ thống nhất với nhau ký vào một văn bản kiến nghị gửi đến các cơ
quan chức năng để phản đối Cục Nghệ thuật biểu diễn và các Sở địa phương đã cấp
phép cho tổ chức biểu diễn mà không nhận được sự đồng ý của các tác giả. Ngay
trong sáng 16, hơn 30 nhạc sĩ đã ký vào lá đơn này.
Song song với lá đơn kiến nghị này, rất nhiều những ý kiến
được đưa ra nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng vốn đã gây bức xúc trong giới
sáng tác bây lâu nay. Nhạc sĩ Hoàng Dương đề xuất việc thuê luật sư trợ giúp về
mặt pháp lý, bởi các nhạc sĩ không thể cãi được và ông cho hay, các nhạc sĩ già
sẵn sàng góp kinh phí đầu tư để theo đuổi bảo vệ quyền lợi.
“Chúng tôi sáng tác ra chỉ để làm giàu cho họ, ai dung túng
cho các cai đầu dài? Đó chính là Cục Nghệ thuật biểu diễn”, nhạc sĩ Nguyễn Tài
Tuệ khẳng định. Và cứng rắn chẳng kém, nhạc sĩ Hoài Thái phát biểu: “Đã đến lúc
ai cấp phép sai phải bị phạt về kinh tế, hoặc thậm chí phải bị bỏ tù!”.
Nhưng chiều ngày 16/2 trong buổi giao ban với báo chí
của Bộ VH, TT & DL, ông Phạm Đình Thắng, Cục phó Cục NTBD khi được hỏi về
chuyện sáng 16/2 hơn 30 nhạc sĩ đã làm đơn kiến nghị phản đối Cục Nghệ thuật
biểu diễn và các Sở địa phương đã cấp phép cho tổ chức biểu diễn mà không nhận được
sự đồng ý của các tác giả, lại khẳng định: Trong quy chế quản lý và cấp phép tổ
chức biểu diễn, không có điều khoản nào yêu cầu phải đóng tác quyền mới được
cấp phép.
Ông Phạm Đình Thắng cũng nói thêm, trong Nghị định nghệ
thuật biểu diễn đang trình Chính phủ, cũng sẽ không quy định các chương trình
phải đóng tác quyền mới được cấp phép. Vì nói đến tác quyền thì rất nhiều loại
tác quyền trong một chương trình, như: múa, thơ,… chứ không chỉ có chuyện tác
quyền âm nhạc. Cứ yêu cầu thế sẽ sinh ra các loại giấy phép con.