SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phát triển mô hình gây co giật bằng picrotoxin trên chuột nhắt và khảo sát tác động chống co giật của NL197 và nọc bò cạp.

[18/02/2012 15:03]

Đề tài do tác giả Trần Hoàng Yến, Nguyễn Khánh, Võ Phùng Nguyên và Phạm Thành Suôl - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng mô hình gây cảm ứng co giật bằng Picrotoxin và khảo sát tác động chống co giật của NL197 và các phân đoạn nọc bò cạp trên chuột nhắt trắng.

Động kinh co giật là một rối loạn thần kinh phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đã có nhiều nghiên cứu dược lý thử nghiệm tác động của các thuốc mới trên hiệu quả điều trị. Nhu cầu đặt ra là cần có các mô hình để khảo sát tác động chống động kinh của các thuốc mới. 

Với các phương pháp nghiên cứu được áp dụng như tiến hành xác định các liều gây tác động co giật động kinh và tử vong trên chuột nhắt trắng. Liều gây tử vong 100% thú vật được sử dụng để khảo sát tác động chống co giật và bảo vệ khỏi tử vong của NL197 và các phân đoạn nọc bò cạp. Ghi nhận thời gian khởi phát cơn co giật , thời gian co giật, số lần co giật, phân loại thời gian mỗi loại cơn co giật, phân loại khoảng cách giữa các cơn co giật, thời gian tử vong, tỷ lệ tử vong và phân loại thời gian bám trên thanh quay. Mô hình Rotarod được ghi nhận. khảo sát sự thoái hóa tế bào thần kinh trên não chuột thực nghiệm  bằng việc nhuộm Hematoxylin Eosin và Cresl violet.

Kết quả cho thấy, Picrotoxin liều 8mg/kg tiêm dưới da gây co giật và tử vong 100% chuột thử nghiệm, làm giảm thời gian chuột bám trên thanh quay và làm tổn thương rõ rệt tế bào ở vùng hải mã. NL197 uống liều 50mg/kg, 73mg/kg và 10mg/kg có tác động bảo vệ và chống co giật trên inviro và tế bào thần kinh nhưng làm kéo dài thời gian chuột bám trên thanh quay.

Từ kết quả thực nghiệm có thể đưa đến kết luận rằng mô hình gây co giật bằng picrotoxin, NL197 có tác động chống co giật bảo vệ khỏi tử vong làm tăng khả năng phối hợp vận động của chuột trong mô hình Rotarod, làm giảm thoái hóa tế bào thần kinh. Các phân đoạn nọc bò cạp làm tăng khả năng phối hợp vận động của chuột nhưng chưa thể hiện tác động chống co giật trên invivo và mô bệnh học.

Tập san NCKH số 4-11/2011 của Trường ĐHYD Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ