1. |
Xây dựng mô hình phát triển cây bông vải trồng xen trên nền đất cây ăn trái ở huyện Phụng Hiệp và Châu thành A, tỉnh Cần Thơ . |
- Ths.Nguyễn Minh Thông
- Ts.Chu Văn Hách |
- Chọn 3 xã Phụng Hiệp, Trường Long, Nhơn Ái. Số hộ tham gia là 59 hộ/25 ha.
- Tổ chức 06 lớp tập huấn với 800 người tham dự, đào tạo 4 kỹ thuật viên, 2 hội nghị đầu bờ với 100 người dự. Tổ chức 2 cuộc Hội thảo khoa học.
- Cấp phát cho nông hộ tham gia dự án: 15 máy bơm nước, hạt giống, 200 bình xịt thuốc, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Năng suất đạt trung bình 793-833 kg/ha, quy đổi trồng thuần đạt 2.364-2.478 kg/ha (có 19% số hộ đạt trên 4 tấn/ha quy đổi). Thu nhập từ trồng xen đạt 4,1-4,6 triệu đồng/ha, quy đổi khoảng 13 triệu đồng/ha đất thuần trồng bông vải. Lợi nhuận từ trồng xen cây bông vải khá cao, khoảng 4,7 triệu đồng/ha. |
Khá |
2. |
Vân dụng và bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp giáo dục chủ động trong lĩnh vực phòng chống hút thuốc lá ở học sinh THPT tỉnh CT |
TT Lao & Bệnh phổi |
- Tuyển chọn, tập huấn các kỹ năng cho nhóm đại diện học sinh ở các lớp 10, 11.
- Tỉ lệ học sinh hút thuốc lá là 29,2%.
- Khảo sát về kiến thức, thái độ, hành vi và những yếu tố liên quan tới thuốc lá ở nam học sinh khối 10,11 ở 02 trường THPT bán công Vị Thanh và trường THPT bán công Phụng Hiệp.
- Thành lập 10 câu lạc bộ “Phổi sạch”. Tổ chức 2 buổi hội thảo.
- Tỉ lệ hút thuốc lá giảm đáng kể (20,3% ở cuối năm so với 32,4% đầu năm)
- Phương pháp nghiên cứu có giá trị và đạt độ tin cậy cao có ý nghĩa thiết thực nhắm vào một trong những điểm nổi cộm của y tế công cộng hiện nay.
- Các kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu nạn hút thuốc lá trong học sinh. Mô hình phổi sạch cho thấy những hiệu quả tích cực phương pháp hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng, có thể áp dụng tốt và cần được phổ biến rộng rãi. |
Khá |
3. |
Chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh tại tỉnh Cần Thơ. |
TT Giống Nông nghiệp Cần Thơ |
Đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cho 20 học viên, đầu tư thiết bị cho 10 trại sản xuất giống tôm và đang vận hành sản xuất. |
Tốt |
4. |
Nghiên cứu chọn tạo giống cho các cây trồng cạn (bắp, đậu nành, đậu xanh) có năng suất cao |
- Viện lúa ĐBSCL
- Bùi Chí Bửu |
- Điều tra 200 phiếu trên cây đậu nành, cây đậu xanh là 150 phiếu và cây bắp được 123 phiếu: Điều tra về cơ cấu phân bố giống, mùa vụ, kỹ thuật canh tác của các cây bắp, đậu xanh, đậu nành.
- Ứng dụng kỹ thuật RAPD để phân nhóm di truyền theo kiểu gen.
- Chọn ra một số dòng thuần và có triển vọng của bắp, đậu xanh, đậu nành.
- Chuyển giao một số giống gốc và trồng khảo nghiệm tại địa phương để đánh giá năng suất và tính ổn định của các giống. |
Khá |
5. |
Nghiên cứu quy trình ương giống và nuôi thương phẩm cá thát lát Notopterus Pallas |
Chi Cục Bảo vệ & PTNLTS |
- Xác lập được quy trình ương cá giống từ cá bột 4 ngày tuổi đến cá giống 60 ngày tuổi có tỷ lệ sống đạt cao nhất ở mật độ 100 con/m2.. Tăng trưởng của cá sau 12 tháng nuôi có chiều dài 18-22 cm, trọng lượng 80-105 g/con.
- Xác lập quy trình nuôi cá thương phẩm và đạt năng suất từ 4-7 tấn/ha |
2005 |
6. |
Điều tra hiện trạng và giải pháp cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tỉnh Cần Thơ |
Viện Lúa ĐBSCL |
-Trình bày tổng quan hiện trạng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tỉnh Cần Thơ (thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang) nhu cầu thực tế tại địa phương về máy móc công cụ, trình độ nhân lực đáp ứng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
-Đưa ra các giải pháp cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, thành phố Cần Thơ từ nay đến năm 2010 và 2020; đồng thời nêu ra các giải pháp cơ giới hóa cụ thể đối với cây lúa, cây bắp, cây mía ,cây ăn trái, rau, hoa. Cơ giới hóa trong nuôi thủy sản, trong chăn nuôi và một số ngành nghề ở nông thôn: xay xát chế biến gạo, chế biến đường..
- Nêu lên được 6 vấn đề cần giải quyết trong cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp của Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang: trong sản xuất lúa, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản, rau màu và cây công nghiệp,ngành nghề phi nông nghiệp, nguồn nhân lực |
|
7. |
Cải tiến thiết bị đông lạnh và hệ thống nước cấp nhằm nâng cao chất lượng thủy sản chế biến xuất khẩu. |
Xí nghiệp chế biến Nông sản xuất khẩu |
- Cải tiến thiết bị cấp đông rút ngắn thời gian từ 6 giờ xuống còn 4 giờ/tủ.
- Cải tiến hệ thống xử lý nước cấp làm tăng chất lượng thủy sản đông lạnh
- Hàng năm tiết kiệm được 1 tỷ đồng, nâng 2% sản lượng hàng loại II lên loại I, không còn hàng kém chất lượng. Tạo việc làm ổn định cho trên 500 CBCNV. |
2006 |
8. |
Nghiên cứu phát triển phân sinh học đa chủng trên cây trồng chính (Lúa cao sản, bắp lai, đậu nành)
|
Viện NC&PT CNSH, ĐHCT |
-Thực hiện thí nghiệm phân sinh học đa chủng trên lúa, đậu nành, bắp lai.
Qua vụ thứ 1 đề tài đã đạt được kết quả như sau:
- Cây lúa
+ Năng suất đạt 7.046 kg/ha, ở nghiệm thức: phân sinh học than bùn + 20N + Dịch lên men.
+ Năng suất đạt 7.062kg/ha ở nghiệm thức: phân sinh học mùn mía + 20N + dịch lên men.
- Đối với cây đậu nành
+ Năng suất đạt 2,081kg/ha ở nghiệm thức: phân lân sinh học +60N
+ Năng suất đạt 2.127 kg/ha ở nghiệm thức phân sinh học mùn mía + 20N + dịch lên men. |
2005 |
9. |
Ứng dụng nghiệm pháp phết tế bào vòm họng và thử nghiệm IGA/VCA trong chẩn đoán sớm ung thư vòm họng
|
Trung tâm Tai-Mũi-Họng Cần Thơ, Đại học Cần Thơ |
- Đào tạo hai kỹ thuật viên
- Xác định giá trị ứng dụng thử nghiệm IgA/VCA trong chẩn đoán đoán sớm bệnh UTVH tại Cần Thơ
- Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của thử nghiệm IgA/VCA cho 109 bệnh nhân, chia làm 02 nhóm nhóm nghi ngờ UTVH (70 người) và không nghi ngờ UTVH (39người). Xác định được lứa tuổi nghi ngờ UTVH cao nhất từ 20-60.
- Đa số BN là nông dân ở các huyện ngoại thành.
- Đa số BN vào viện muộn trong giai đoạn đã có hạch cổ và u vòm
- Tác giả đánh giá hiệu giá của xét nghiệm IgA/VCA 1/38;thiết lập được độ nhạy 75.7%. Độ đặc hiệu 92% và giá trị tiên đoán dương tính 81,5% |
Khá
2005 |
10. |
Tin học trong công tác đăng ký,quản lý hộ khẩu & quản lý vũ khí-vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ |
Phòng CSHC, Công An Tỉnh |
- Chương trình phần mềm: của công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu và vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Phần mềm được sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Fox for DOS của hệ điều hành Window 97để quản lý dữ liệu
- Có một cơ sở dữ liệu về nhân hộ khẩu của tỉnh Cần Thơ cũ (tỉnh Hậu Giang + TP.Cần Thơ) khá lớn và thường xuyên được liên tục cập nhật, khai thác sử dụng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, đồng thời nối liên kết giửa các huyện với phòng Cảnh sát hành chính cùng chia sẻ cập nhật và khai thác thông tin.
- Đề tài đã góp phần thay đổi phương pháp quản lý qua ứng dụng tiến bộ khoa học CNTT và đã đào tạo được 24 cán bộ qua 2 lớp về sử dụng căn bản máy vi tính và sử dụng phần mềm.
|
Khá |
11. |
Ứng dụng tin học trong công tác quản lý lý lịch cán bộ xã, phường, thị trấn HĐND,UBND các cấp |
Sở Nội vụ Cần Thơ |
- Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch đại biểu HĐND, UBND và cán bộ xã phường, thị trấn,
- Xây dựng phần mềm quản lý đối tượng nghiên cứu. Phần mềm này được Việt hóa gần 100% giúp người sử dụng dễ dàng thao tác, sản phẩm mang tính thương mại, dễ chuyển giao và thuận lợi trong thống kê, phân tích đánh giá nhân sự.
|
Khá |
12. |
Mua sắm thiết bị và xây dựng hệ thống mạng CNTT tại Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Cần Thơ năm 2002 |
Văn phòng Tỉnh Ủy |
Đã trang bị các thiết bị máy móc (máy vi tính để bàn, các thiết bị mạng) và nâng cấp hệ thống mạng tại Văn phòng Thành ủy. Góp phần ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước |
Tốt |
13. |
Mở rộng dự án Tin học hóa quản lý Nhà nước trong việc cập nhật cơ sở dữ liệu ngân sách hàng năm của tỉnh Cần Thơ |
Sở Tài chính Cần Thơ |
- Mở rộng mạng LAN kết nối các phòng trong Sở, trang bị máy móc bổ sung cho Sở Tài chính.
- Trang bị 10 MODEM cho các huyện để mở rộng mạng và trang bị cho hai xã Đại Thành huyện phụng Hiệp và xã Thuận Hưng huyện Long Mỹ (mỗi xã 01 bộ máy vi tính) để truyền dữ liệu về tỉnh.
- Đào tạo 18 cán bộ trong ngành sử dụng thành thạo phần mềm mới. |
Tốt |
14. |
Sống chung với lũ chủ động ổn định và phát triển tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2002-2010 và tầm nhìn đến 2015 |
Trung tâm nghiên cứu và PTĐBSCL |
- Đề tài cung cấp được nhiều số liệu về dự báo và các phương án lựa chọn cho các lĩnh vực khác nhau của vùng ngập lũ. Đây là một trong những nền tảng cơ bản cho việc định hướng phát triển vùng ngập lũ ĐBSCL nói chung cho thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang nói riêng trong giai đoạn kế tiếp. Đặc biệt là giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
- Đã nghiên cứu thực trạng của các điều kiện tự nhiên, chế độ lũ đến các đặc điểm về kinh tế xã hội và các cơ sở hạ tầng xã hội, thực trạng, phương thức người dân sinh sống và sản xuất trong vùng nghiên cứu. nêu bật được các tác động của chế độ ngập lũ, đã phân tích, tính toán phân chia ra các vùng kiểm soát lũ và dự báo chế độ thủy văn trong điều kiện kiểm soát lũ, đánh giá khả năng thích nghi đất đai sau khi có hệ thống kiểm soát lũ.
- Xây dựng 2 phương án chọn ở các thời điểm 2005, 2010 và 2015. Trong đó cho thấy được ở năm 2010 trở đi bắt đầu có sự phân hóa mạnh giữa hai phương án do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa |
Tốt |