Đánh giá ảnh hưởng của cố định liên hàm lên sức khỏe toàn than của bệnh nhân điều trị chấn thương hàm mặt tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ.
Đề tài do các tác giả Lê Hoàng Hạnh và Trương Nhật Khuê - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của cố định liên hàm lên sức khỏe toàn thân và sức khỏe răng miệng của bệnh nhân điều trị chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Chấn thương vùng hàm mặt là tổn
thương thường gặp trong các loại chấn thương do tai nạn giao thông. Trong đó,
gãy xương mặt chiếm tỷ lệ cao nhất và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt và
chức năng nhai của người bệnh. Mặc dù thời gian gần đây phương pháp điều trị
thông dụng gãy xương mặt là phẩu thuật nắn hở và phương tiện cố định vững chắc.
Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp cố định liên hàm vẫn còn được sử dụng khá
phổ biến. Mặc dù vậy, phương pháp cố định liên hàm cũng gây nhiều cản trở cho việc
ăn uống, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.
Ở nước ta việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân
chấn thương vùng hàm, mặt được cố định liên hàm vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn
và bất cập. Việc đánh giá ảnh hưởng của cố định liên hàm lên chế độ ăn cũng như
nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân cần được quan tâm.
Nghiên cứu được thực hiện theo phương
pháp mô tả hàng loạt. Kết quả cho thấy: đa
số bệnh nhân bị giảm cân/BMI sau cố định liên hàm chiếm 84,6%; có sự tăng tỷ lệ
bệnh nhân suy dinh dưỡng cường độ 3, độ 2 độ 1 và giảm tỷ lệ bệnh nhân có BMI
bình thường so với trước cố định liên hàm; bệnh nhân than phiền về việc khó há miệng (100%), giao tiếp (90,4%), ăn
uống (94,2%), thẩm mỹ (55,8%), đau khi cố định liên hàm (50%) và đau khi tháo cố
định liên hàm (50%). 57,7% bệnh nhân hài long với cố định liên hàm, 40% ở mức độ
trung bình và 38,5% không hài lòng, 45% ở mức độ nhiều.
Từ kết quả đó cho thấy việc
cố định liên hàm có ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Tập san NCKH số 4-11/2011 của Trường ĐHYD Cần Thơ