Nghiên cứu các đặc điểm dịch tể và hình thái của Torus hàm trên và hàm dưới
Đề tài do các tác giả Lê Minh Khởi và Lê Thị Hợi - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện nhằm xác định tỷ lệ torus theo giới, tuổi; mô tả các điểm về vị trí, hình thái, kích thước của Torus; mhảo sát mối liên quan về đặc điểm của torus theo giới-tuổi.
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế
giới về Torus. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về Torus vẫn còn nhiều hạn
chế. Nghiên cứu của Huỳnh Lan Anh và cộng sự (2004) tỷ lệ Torus là 68,5%. Theo Lê Hồ Phương Trang (2010) tỷ lệ
Torus khẩu cái là rất cao, chiếm 75,1%, từ đó cho thấy số lượng cá thể có Torus
là rất nhiều. Tuy không phải là một biến đổi bệnh lý, nhưng các lồi xương này vẫn
được xem là trở ngại. Trên phim X – Quang, Torus sẽ làm mờ các đặc điểm của
xoang hàm, cũng như các răng cối nhỏ dưới. Khi các lồi xương này có kích thước quá lớn sẽ là một trong những khó
khăn cho phục hình, đặc biệt là phục hình tháo lắp ở hàm trên lẫn hàm dưới. Thậm
chí có thể gây cản trở cho hoạt động ăn, nhai, nói, nuốt….
Kết quả nghiên cứu trên 100 bệnh nhân người
có torus đến khám tại Khu lâm sàng sinh viên của Khoa Răng Hàm
Mặt - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ cho thấy,
Torus là một dạng lồi xương thường gặp ở người Việt Nam. Trong những người có
torus thì nữ (66%) gặp nhiều hơn ở nam (34%). Ở nữ thường gặp Tourus khẩu cái
(75,7%) trong khi nam thì gặp Tourus hàm dưới (66,7%) và Tourus cả hai hàm
(65,2%); tourus thường gặp dạng hòn và có kích thước nhỏ, kích thước Torus tăng
dần theo tuổi đến một độ tuổi nhất định. Chính vì thế, trên lâm sàng cần có biện
pháp dự phòng cũng như kế hoạch điều trị hợp lý cho bệnh nhân.
Tập san NCKH số 4-11/2011 của Trường ĐHYD Cần Thơ